WP: Mỹ sẽ giáng đòn trừng phạt Iraq vì thù địch Mỹ, hỗ trợ Iran
Chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa ra hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với Iraq sau khi Nghị quyết của Quốc hội được phê chuẩn đối với sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia này, Washington Post khẳng định có tham chiếu đến ba nguồn tin đáng tin cậy.
Tổng thống Donald Trump đã đe dọa Iraq bằng hàng loạt biện pháp trừng phạt và khoản phí tổn hàng tỷ USD nếu Baghdad yêu cầu Mỹ rút quân.
Theo giới quan chức, nếu lệnh trừng phạt được đưa ra, Bộ Tài chính Mỹ và Nhà Trắng sẽ đóng vai trò quyết định hàng đầu. Tuy nhiên, các bên nhấn mạnh rằng quyết định cuối cùng hiện vẫn chưa được công bố.
Quốc hội Iraq yêu cầu chính phủ thôi thúc Mỹ phải rút quân khỏi lãnh thổ nước này. Sau đó, Tổng thống Trump liền đưa ra chính sách đe dọa Iraq bằng nhiều biện pháp trừng phạt trong trường hợp Baghdad có hành động “thù địch” đối với Washington.
Trump nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iraq, điều mà họ chưa từng đối mặt trước đó, đồng thời, nhấn mạnh thêm rằng quân đội Mỹ không có ý định rút khỏi Iraq cho đến khi đất nước Trung Đông này trả phí xứng đáng cho căn cứ không quân do người Mỹ xây dựng.
Trước đó, Mỹ đã tiến hành chiến dịch tấn công vào cơ sở của nhóm dân quân Shiite Kataib Hezbollah ở Iraq và Syria. Lầu Năm Góc lên tiếng giải thích rằng hành động này được thực hiện nhằm đáp trả các cuộc tấn công của phong trào nêu trên vào căn cứ ở gần Kirkuk, Iraq, nơi đã có một công dân Mỹ bị sát hại và bốn lính Mỹ bị thương. Sau đó, những người Shiite bất mãn bắt đầu xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad khiến sự việc càng thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Theo danviet.vn
Ông Trump: Iran không được phép có vũ khí hạt nhân
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh cáo cứng rắn đối với Iran, mặc dù nước này còn xa mới làm giàu được Uranium đạt đến cấp độ vũ khí.
Ông Trump cảnh cáo việc Iran tiếp tục làm giàu Uranium
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ và Iran đã leo thang trong hai tuần qua trong bối cảnh bạo lực ở Iraq, bắt đầu bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa vào một căn cứ của Mỹ ở Kirkuk, dẫn đến việc Mỹ không kích đáp trả vào căn cứ của lực lượng Kata'ib Hezbollah, thuộc tổ chức dân quân người Shiite Iraq mang tên Các Đơn vị Huy động Nhân dân (PMU).
Căng thẳng leo thang đến đỉnh điểm sau vụ Mỹ không kích sát hại tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm al-Quds của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ở thủ đô Baghdad của Iraq hôm 03/01, làm gia tăng nguy cơ xung đột giữa các lực lượng Mỹ và Iran, ở Iraq.
Trong bối cảnh đang căng thẳng leo thang căng thẳng với Washington về vụ sát hại tướng Soleimani, vào hôm 05/01/2020, Iran tuyên bố sẽ tiếp tục từ bỏ các các cam kết theo Thỏa thuận Hạt nhân Iran năm 2015 (còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện - JCPOA).
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa lên Twitter một thông điệp cảnh báo cứng rắn rằng, Iran sẽ không bao giờ được phép tiếp cận với vũ khí hạt nhân hoặc sản xuất được vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng không tiếp tục bình luận về những tuyên bố của mình.
Tổng thống Trump đã đưa ra các bình luận sau thông báo của Tehran hôm 05/01 rằng, Iran sẽ tiếp tục giảm nghĩa vụ của mình theo Thỏa thuận hạt nhân 2015 và tiến hành làm giàu Uranium dựa trên các yêu cầu kỹ thuật của ngành công nghiệp hạt nhân.
Tuy nhiên, chính quyền Tehran cũng nhấn mạnh rằng, họ sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và lên tiếng sẵn sàng trở lại nghĩa vụ của mình theo JCPOA, nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước này được dỡ bỏ.
Động thái của Iran đã khiến các bên ký kết châu Âu của JCPOA, Đức, Pháp và Anh kêu gọi Tehran kiềm chế các hành động "không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân" [đã bị Mỹ đơn phương hủy bỏ].
Mỹ tiếp tục cảnh báo cứng rắn đối với Iran sau vụ không kích giết tướng Qasem Soleimani
Nga, một bên ký kết khác của JCPOA, cho biết hôm 06/01 rằng, Moscow không quan tâm đến việc ép buộc Tehran phải trở về những hạn chế do JCPOA đặt ra. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng, quyết định của Iran không đưa ra bất kỳ mối đe dọa nào về sự phổ biến vũ khí hạt nhân, bởi vì nước này đã duy trì liên lạc với IAEA.
Mỹ mới là bên vi phạm các quy định quốc tế
Sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA vào tháng 5 năm 2018, các bên ký kết thỏa thuận châu Âu đã cố gắng tìm cách bảo vệ Iran khỏi các lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng, bao gồm thông qua việc tạo ra một cơ chế thương mại và thanh toán đặc biệt.
Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không đủ và vào tháng 5 năm 2019, Iran tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu giảm dần các cam kết theo thỏa thuận hạt nhân cho đến khi lợi ích của họ được tính toán.
Vào tháng 11 năm ngoái, Iran bắt đầu làm giàu kho dự trữ Uranium của mình lên mức 5%, vượt quá giới hạn 3,67% được nêu trong JCPOA và gia tăng khối lượng Uranium làm giàu trên mức 300kg. Tuy nhiên, độ làm giàu này được đánh giá là vẫn thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để sản xuất bom hạt nhân [làm giàu đến cấp độ vũ khí].
Các nhà khoa học phân loại Uranium bắt đầu bước vào "cấp độ vũ khí" khi nồng độ U-235 của nó đạt trên 80%. Ví dụ, quả bom hạt nhân "Little Boy" ("Cậu bé") mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có mức độ làm giàu U-235 khoảng 80%.
Các quan chức Iran cũng đã nhiều lần nói rằng họ không có ý định theo đuổi vũ khí hạt nhân, hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt dưới bất kỳ hình thức nào, vì những thứ này được cho là đi ngược lại đức tin Hồi giáo của đất nước.
Trước đây, Iran đã phá hủy kho dự trữ vũ khí hóa học vào năm 1997, sau khi nước này phê chuẩn Công ước vũ khí hóa học (CWC) và liên tục hối thúc Mỹ làm điều tương tự. Tuy nhiên, chính Washington lại là bên đã vi phạm những cam kết của mình.
Tính đến năm 2020, Mỹ đã tham gia Công ước CWC được 23 năm (ngay từ đầu), nhưng cho đến nay, nước này đã năm lần bảy lượt trì hoãn lịch trình phá hủy vũ khí hóa học của mình (đã từng hứa phá hủy trước năm 2007). Thậm chí là gần đây Washington tuyên bố sẽ không tiêu hủy kho vũ khí hóa học cho đến năm 2023 vì... không đủ kinh phí.
Toàn Thắng
Theo baodatviet.vn
Các quốc gia châu Á chuẩn bị sơ tán công nhân khỏi Iraq và Iran Quốc gia châu Á đang chuẩn bị sơ tán các công nhân nước ngoài khỏi Iraq và Iran trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tehran và Washington không ngừng leo thang. Xe ôtô bốc cháy sau vụ không kích do Mỹ tiến hành tại sân bay quốc tế thủ đô Baghdad, Iraq, ngày 3/1/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại...