World Rally Championship 3: Đổi gió với game đua xe đường trường
“Tay đua F1 thấy một góc cua giống nhau cả ngàn lần, còn tay đua đường trường thấy cả ngàn góc cua cùng một lúc” – một trong những lời trích dẫn trên màn hình chờ của WRC3. Đây là một câu tổng hợp súc tích thể hiện đầy đủ tất cả những gì một tay đua đường trường cần có: khả năng điều khiển, khả năng xử lí những tình huống khó dự đoán trước. Nhà phát triển Milestone dường như rất am hiểu về lĩnh vực này, thế nhưng khi xây dựng một game trên nền tảng những kiến thức này, họ lại tỏ ra khá vụng về và mắc rất nhiều khuyết điểm.
Cũng như những bản trước của series, game nhấn mạnh độ chân thật của sự ảnh hưởng của các thống số kĩ thuật lên chiếc xe. Mọi thứ, từ độ nhạy của phanh, góc độ khung, độ cao gầm xe đều có thể được điều chỉnh cho phù hợp với phong cách lái của bạn và điều kiện môi trường vòng đua sắp tới. Sự tự do trong tùy chỉnh này tạo nhiều hứng thú cho những người chơi thích tìm tòi, đặc biệt là những fan lâu đời của dòng game racing.
Những chiếc xế trong game thường mang một cảm giác yếu ớt, mỏng manh khá khó hiểu. Dù bạn có tùy chỉnh thế nào đi nữa, cảm giác ấy luôn đeo đuổi bạn dai dẳng trong các cuộc đua. Vấn đề này cũng không đến nỗi nào khi lái những chiếc xe cà tàng ở đầu game, thế nhưng khi bạn đã vươn được đến những chiếc xế cứng cựa, mạnh mẽ của game – cảm giác này trở nên cực kì khó chịu, nó làm giảm đi nhiều sự chính xác trong những pha xử lí của bạn.
Video đang HOT
Chế độ campaign chính của game – Road to Glory – có những quy định khác nhau về loại xe bạn được sử dụng ở mỗi chặng. Điều này có nghĩa là bạn phải làm quen và tập luyện với rất nhiều những loại xe khác nhau xuất hiện trong game, từ những chiếc xe thể thao thời thượng, đến những chiếc cổ điển từ những năm 70 hay 90, và đây cũng là một vấn đề của game bạn không có đủ thời gian để yêu thích đặc biệt một chiếc xe nào cả. Việc yêu thích một vài loại xe, tìm hiểu sâu về bộ điều khiển và những khả năng tùy chỉnh của nó là một món hương vị đặc biệt của các game dòng racing.
Bên cạnh đường đua chính, game còn thêm vào những sự kiện đặc biệt để kiểm tra một số kĩ năng nhất định của bạn và giúp giải trí sau những chặng đua căng thẳng kiểu lái nhanh nhất có thể truyền thống. Đâm vào càng nhiều vật chắn càng tốt với Crash n’ Run, tránh chướng ngại vật với Rally School Contest, và đua với phương tiện trên không (bao gồm một chiếc trực thăng và một chiếc tàu lượn) trong Top Rally.
Phải thừa nhận một điều, có khá nhiều trong số này được lấy từ Dirt, nhưng dễ hơn nhiều và có rất ít thử thách. Điều này một phần nguyên nhân là do sự lười biếng trong sáng tạo game không cho bạn cảm giác mới mẻ chưa từng trải nghiệm bao giờ. Bên cạnh Drift Contest và đụng vật chắn, hầu hết những sự kiện còn lại đều yêu cầu bạn phải lái nhanh nhất có thể. Các nhà phát triển đã rất cố gắng để mang lại sự đa dạng cho WRC3, nhưng sự thiếu sáng tạo đã ngăn họ thành công trong việc này.
Nếu bạn có khoảng 3 người bạn cùng chơi, WRC Experience là một chế độ rất phù hợp, nhờ vào sự xuất hiện của kiểu chơi hotseat (nhiều người cùng chơi lần lượt trên cùng một máy tính). Dù bạn muốn chơi một đường đơn hay cả một giải vô địch, hotseat cho phép bạn thi đấu với những người cùng chơi và thêm thắt một ít gia vị vào một món ăn quá quen thuộc và thiếu sót nhiều yếu tố mới lạ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chơi chế độ online, với tối đa 16 người chơi cùng tham gia vào một vòng đua.
WRC 3 đã có nhiều cải tiến quan trọng trong đồ họa so với phiên bản của năm ngoái. Môi trường đồ họa tệ hại của WRC 2 đã được thay thế bởi một nền đồ họa, ít nhất là không quá lỗi thời và đầy những cành cây, ngọn cỏ với độ phân giải cực kì kém cỏi. Tuy nhiên, WRC 3 vẫn không thể so sánh được với những game đua xe có đồ họa vào hàng top hiện nay như Dirt hay Forza 4, đặc biệt nếu so sánh chất lượng mẫu mã của những chiếc xế và những hiệu ứng phụ như mưa và bụi.
Có vẻ như, nhà phát triển cũng đã bỏ nhiều nhiệt huyết cho game, và cũng đã có nhiều ý tưởng khá hay, thế nhưng vấn đề của WRC 3 nằm ở khâu thực thi những ý tưởng đó. Chăm chút đồ họa một tí, cải thiện các chế độ game, đưa vào thêm nhiều thể thức đua,… game sẽ thu hút hơn rất nhiều. Một phiên bản tuyệt vời nhất trong dòng WRC, nhưng có lẽ vẫn chưa thể có chỗ đứng vững chắc trong thị trường game racing.
Theo GameK
'Đổi gió' với phần chơi co-op của Syndicate
Vũ khí mới lạ, hình ảnh ấn tượng và cách chơi độc đáo là những gì game thủ sẽ cảm nhận được trong sản phẩm được làm lại của hãng EA.
Màn chơi 4 người này có tên gọi New England với nhiệm vụ chính là tiến vào trụ sở để chiếm lấy công nghệ của tập đoàn Starbreeze Eurocorp. Game thủ có thể biết được các thông tin về tỉ lệ kill/dead, số phát headshot, điểm của đồng đội trước khi vào trận. Một số kỹ năng của phần chơi đơn cũng được tích hợp như tàng hình, nhìn xuyên tường...
Syndicate sẽ có tổng cộng 9 nhiệm vụ cho phần chơi co-op. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm vẫn chưa làm hài lòng game thủ như việc giao diện được thiết kế hơi rối mắt và chất lượng AI của những nhiệm vụ đầu khá kém.
Bản game mới dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 21/2/2012 trên cả ba hệ máy PC, PS3, Xbox 360.Syndicate là trò chơi nổi tiếng của thập niên 90 do Bullfrog Studio sản xuất. Lấy bối cảnh năm 2069, người chơi bị đưa vào một thế giới không có chính phủ và luật pháp, nơi mà thế giới bị phân chia và chiếm đóng bởi các tập đoàn công nghệ lớn gọi là megacorporation.
Theo Game Thủ
Đổi gió khi chơi DotA với DTM4 DotA Theme Manager là chương trình dùng để thay đổi bối cảnh (Theme) quen thuộc của Warcraft 3, bao gồm cả bối cảnh của map DotA. Nếu bạn đang cảm thấy chán bối cảnh quen thuộc hay bạn muốn làm mới mình và mới cả những trận đấu DotA hấp dẫn thì hãy thử DTM4. Dù đã ra mắt từ rất lâu nhưng...