World of WarCraft bị trù dập đến cùng cực
Game online xuất sắc nhất thế giới vừa bị đóng dấu 18 tại Trung Quốc với những lý do “không thể chấp nhận nổi”.
Mới đây, Hiệp hội thanh niên trực tuyến Trung Quốc (CYIA) đã chính thức đưa World of WarCraft vào danh sách những trò chơi “chỉ dành cho người lớn” (18 ). Điều tưởng chừng như vô lý này đang khiến cả Blizzard và NetEase đứng trước nguy cơ “bật bãi” khỏi thị trường đông dân nhất thế giới.
Cụ thể, lứa tuổi học sinh trung học được khuyến cáo… không nên chơi WoW do những tác hại của nó cho trí óc cũng như nền tảng văn hóa “ngàn năm”, tất nhiên là giới sinh viên và người lớn (18 tuổi trở lên) thì hoàn toàn thoải mái.
Dán nhãn 18 , WoW coi như mất đi 40% khách hàng tại Trung Quốc.
Trên thế giới, bất kỳ ai cũng phải công nhận game online số một hành tinh có mức độ bạo lực vừa phải, chi phí về tiền bạc cũng như thời gian trung bình một người dành cho nó cũng ở mức không quá cao, hoàn toàn phù hợp với học sinh trung học.
Vậy thì lý do gì khiến Chính phủ Trung Quốc “vin vào” để gán mác 18 cho WoW? Xin thưa rằng đó là nội dung game được nhận định là …có mức độ “khiêu dâm” cao, ẩn chứa một số yếu tố “tâm linh ma quái” gây hoang mang và các thiết lập PK (People Kill) của trò chơi không ổn, dễ khiến người chơi “cuồng sát”!
Cụ thể hơn, hãy cùng đi sâu vào từng mục:
Mức độ khiêu dâm cao
Về cơ bản thì World of WarCarf không hề có những cảnh quá hở hang… nhưng vấn đề nằm ở trang phục của các nhân vật nữ quá “thiếu vải”. CYIA đã đưa ra một số hình ảnh của các nữ nhân vật thuộc tộc Night Elf đang nhảy múa trong trang phục đồ lót làm ví dụ.
Ăn mặc như thế này gọi là “khiêu dâm”?
Video đang HOT
Điều này quả thật là quá vô lý, vì nếu so sánh với chiêu bài quảng cáo ngày càng thiếu vải của cả đội ngũ PG lẫn các bức artwork của game online tới từ Trung Quốc, Blizzrad còn “nhẹ tay” hơn nhiều.
Những yếu tố tâm linh ma quái
Với một số nhạc nền, tiếng động ở những vùng tối tăm và những thiết kế nhân vật ma quỷ mang tên zombies, souls (xác sống, linh hồn), WoW đã bị đánh giá là có thể… gây sợ hãi và ám ảnh cho giới trẻ đang ở độ tuổi đi học trung học.
Những hình ảnh như thế này có thể gây “ám ảnh” cho học sinh trung học?
Trước đây, GAPP đã “cắt gọt” World of WarCraft khác đi rất nhiều so với phiên bản thế giới, cụ thể là những bộ xương hầu hết đã được đắp thêm thịt, các biểu tượng đầu lâu đều đã được thay bằng hòm xiểng và cát màu, thật không thể hiểu được rằng tại sao CYIA lại cho rằng game online số một hành tinh có thể doạ nổi ai đó sợ đến nỗi ám ảnh?
Hệ thống PK (People Kill) không ổn
Tại Trung Quốc, phiên bản The Burning Crusade của WoW có tỉ lệ server cho phép PvP và không là 328/36, và CYIA cho rằng trò chơi đang khuyến khích mọi người PK lẫn nhau, có thể dẫn đến sự… lệch lạc về nhận thức của trẻ nhỏ.
Chỉ có WoW là bạo lực còn sản phẩm nội địa thì không?
Như vậy, theo họ thì một game online dành cho lứa tuổi học sinh thì chỉ toàn là PvE mà thôi? Những trận PvP hoành tráng luôn là yếu tố quan trọng giúp trò chơi trực tuyến trở nên thú vị, nếu chỉ đánh những quái vật tự động thì quả thật là rất tẻ nhạt.
Hiện tại, game thủ tại xứ sở Gấu trúc đang tỏ ra thực sự phẫn nộ trước quyết định trên, đặc biệt là các du học sinh từ các nước phương Tây. Họ cho rằng Trung Quốc đang cố tình “trù dập” WoW đến mức cuối cùng có thể để bảo vệ “gà nhà”. Tuy vậy, “nhập gia tùy tục” và ai có thể chống lại chuyện này?
Theo Gamek
Vì sao Đất Việt Truyền Kỳ vẫn chưa về Việt Nam?
Được khá nhiều NPH trong nước quan tâm nhưng trên thực tế chặng đường tới Việt Nam của Đất Việt Truyền Kỳ vẫn còn rất xa vời. Lý do nào dẫn tới hiện tượng này?
Đối với đa phần game thủ nước nhà chăm chỉ theo dõi thông tin, có lẽ cái tên Đất Việt Truyền Kỳ không còn xa lạ gì kể từ tháng 9 năm ngoái. Là trò chơi trực tuyến đầu tiên do một doanh nghiệp ngoài nước (Softworld - Đài Loan) sản xuất mang nội dung liên quan tới lịch sử Việt Nam, game nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các NPH nội địa.
Gây nhiều chú ý nhưng cho tới hiện tại, Đất Việt Truyền Kỳ vẫn "bặt vô âm tín".
Tuy vậy, cho tới hiện tại vẫn chưa có bất cứ công ty nào quyết định "rinh" Đất Việt Truyền Kỳ về nước. Sự kiện gần đây nhất là NPH "mới toanh" OICGame cho hay hãng đang xúc tiến thương thảo sản phẩm này nhưng cho tới hiện tại mọi thứ vẫn "bặt vô âm tín". Vậy nguyên nhân nào dẫn tới động thái dè dặt trên?
Mất tính "độc"
Có thể nói, lý do chính khiến game thủ Việt Nam đổ xô chú ý tới Đất Việt Truyền Kỳ là vì họ muốn "sờ tận tay" một trò chơi trực tuyến do nước ngoài sản xuất nói về quốc gia mình ra sao. Không thể phủ nhận Softworld đã "bắt mạch" rất nhanh tâm lý lẫn đặc trưng thị trường Việt Nam nhưng họ quên rằng tính "độc" trong sản phẩm của mình không còn sau sự ra đời của Thuận Thiên Kiếm.
Nắm bắt thị trường tốt nhưng Softworld đã không kịp "đi đầu".
Dĩ nhiên nhiều cá nhân có thể cho rằng bất lợi này không đáng là bao, nhưng trên thực tế kẻ đến sau bao giờ cũng gặp bất lợi hơn người đến trước. Thêm nữa, sự đón nhận của giới trẻ đối với Đất Việt Truyền Kỳ còn chưa thật rõ ràng, rất có thể họ chỉ muốn vào xem cho "no mắt" rồi... quit game sau vài chục phút thử nghiệm.
Không có gì nổi trội
Ngoài yếu tố bối cảnh thời Hùng Vương với một số nhân vật mang nét đặc trưng trong cổ tích Việt Nam ra, từ đồ họa cho tới gameplay của Đất Việt Truyền Kỳ đều chưa có gì đột phá. Cụ thể, hình ảnh trong game, mô hình nhân vật và hiệu ứng kỹ năng qua những tấm ảnh screenshot "chào hàng" tại triển lãm Digital Taipei 2009 lẫn clip trailer khá ảm đạm và không tạo được ấn tượng sâu đậm.
Đồ họa chưa có gì nổi trội, thậm chí còn thua sút nếu so sánh với mặt bằng thị trường.
Vậy thì với game thủ Việt Nam, những người đã quá chán ngán gameplay kiểu "tàu" cộng với việc họ hoàn toàn có thể tìm thấy những gì Đất Việt Truyền Kỳ cung cấp trong tựa game của VinaGame, trò chơi gốc Đài Loan này có thể tồn tại lâu dài được hay không?
"Biến tướng" quá sâu sắc!
Những ai đã chiêm ngưỡng những tấm art-work của Đất Việt Truyền Kỳ chắc hẳn đều có chung một nhận xét rằng các họa sỹ nước ngoài vẽ rất đẹp, thiết kế rất bắt mắt nhưng lại... sai lệch hẳn với lịch sử nước nhà.
Thời Hùng Vương nhưng lại có... nón lá, áo dài.
Đơn cử như việc game chọn thời đại Hùng Vương làm mốc thời gian chính nhưng nhân vật lại đội nón lá, mặc áo dài!? Chưa hết, do chạy theo lối thiết kế gây ấn tượng với giới trẻ, nên các trang phục trên người nhân vật chính nữ quá hở hang, trái ngược hẳn với thuần phong mỹ tục ngàn đời của người Việt.
Sự "biến tướng" trên khiến không ít cuộc tranh cãi nảy lửa diễn ra trên các diễn đàn về game trong nước, một phe phản đối kịch liệt và một phe cho rằng sáng tạo trong thế giới ảo là điều rất bình thường. Dĩ nhiên cách nghĩ ra sao tùy vào mỗi cá nhân, nhưng muốn đưa được Đất Việt Truyền Kỳ về Việt Nam thì "cửa ải" kiểm duyệt ban đầu chắc chắn sẽ vô cùng khắc nghiệt.
Những hình ảnh "trái mắt" như thế này liệu có thể về đến Việt Nam?
Ngay như những game online lấy bối cảnh ngoài nước, không dính dáng gì tới văn hóa Việt Nam nhưng nếu quá bạo lực hoặc có chứa hình ảnh phản cảm đã gần như "không có cửa" về nước nhà thì cơ hội dành cho "con cưng" phía Softworld chắc chắn sẽ không nhiều.
Xu thế 3D đang lên ngôi
Như đã phân tích trong nhiều bài viết trước, xu thế 2D, 2.5D sau hơn nửa năm hoành hành đã bắt đầu đến lúc phải nhường ngôi cho thế giới 3D. Bằng chứng là chỉ trong một hai tháng nữa, hàng loạt ứng viên MMORPG 3D sẽ ào ạt tấn công thị trường Việt Nam. Liệu với "số vốn" 2.5D ít ỏi của mình, Đất Việt Truyền Kỳ có tạo nên bước ngoặt nào nữa hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng.
Trước làn sóng 3D dữ dội, Đất Việt Truyền Kỳ rất dễ "chìm nghỉm".
Với những phân tích bên trên, chắc hẳn các bạn đã rút ra được cho mình ít nhiều lý do dẫn tới hiện tượng "được nhiều người chú ý nhưng vẫn nằm một chỗ" của tựa game "da Việt, hồn Đài Loan". Tuy vậy điều gì cũng có thể xảy ra và chúng ta hãy chờ xem có NPH nào "mạnh tay" đầu tư cho trò chơi trong thời gian tới hay không.
Theo Gamek
Phiên bản online của Need for Speed trình làng "Siêu phẩm" Need for Speed: World vừa bước vào giai đoạn close beta và sẽ chính thức ra mắt thị trường vào mùa hè năm nay. Vào ngày 16/3 vừa qua, hãng EA đã công bố bắt đầu mở cửa chạy thử nghiệm beta cho phiên bản tiếng Anh của tựa game Need for Speed: World Online. Tuy nhiên số lượng người chơi...