World Cup gần như chuyển dịch kinh tế toàn cầu hướng tới Trung Quốc
Với hơn 3,2 tỷ người theo dõi, World Cup chính là sự kiện thể thao được xem nhiều nhất trên thế giới và dưới quan điểm tài chính, nó cũng vô cùng thú vị. Từ những thay đổi trong nguồn tài trợ, sự chuyển dịch thị trường vốn và kinh tế vĩ mô đang ngày càng trở nên rõ nét.
Châu Á nhiều lên, Bắc Mỹ và Châu Âu ít đi
Kể từ năm 1982, các quốc gia giành chiến thắng World Cup đều đến từ châu Âu với 6 lần (Đức 2 lần, Italia 2 lần, Tây Ban Nha 1 lần và Pháp 1 lần), và 3 lần ở quốc gia Mỹ Latinh (Brazil 2 lần và Argentina 1 lần). Nhưng xét về các nhà tài trợ lớn nhất, thì sự phân phối địa lý có vẻ khá khác biệt.
Những quốc gia giành chiến thắng World Cup đều đến từ châu Âu và Mỹ Latinh
Năm 1986, bốn công ty châu Âu đã tài trợ cho sự kiện này, cùng với bốn công ty từ Bắc Mỹ và bốn từ châu Á. Trong những năm 1990, Bắc Mỹ đã gia tăng tài trợ nhanh chóng, sau đó lại tạm dừng vào cuối thập kỷ này. Mặc dù các quốc gia châu Âu đã chiến thắng giải đấu, song các công ty ở đây lại rút tài trợ. Vào năm 2018, chỉ có một công ty châu Âu duy nhất đổ tiền vào đó.
Vậy, ai là người đổ tiền vào World Cup nhiều nhất? Câu trả lời là Châu Á.
Video đang HOT
Vào năm 2018, bảy trong số 12 (hay gần 60%) đối tác và nhà tài trợ hàng đầu là từ châu Á
Trung Quốc thay thế Nhật Bản trở thành nhà tài trợ hàng đầu Châu Á
Nếu thuộc về một nửa dân số thế giới đang theo dõi World Cup, bạn có thể đã nhận thấy xu hướng này từ lượng biển quảng cáo ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Một phần ba các đối tác World Cup hàng đầu hiện nay đến từ Trung Quốc. Trong khi trước năm 2014, không một công ty Trung Quốc nào là nhà tài trợ.
Các công ty Trung Quốc đang thay thế Nhật Bản trong vai trò nhà tài trợ hàng đầu châu Á. Cho đến năm 2006, Nhật Bản luôn đại diện cho các thương hiệu hàng đầu châu Á tại World Cup. Nhưng lần này, họ lại hoàn toàn vắng mặt.
Nếu không phải là một fan bóng đá, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả khi đội tuyển quốc gia Trung Quốc không đủ điều kiện tham gia giải đấu, họ vẫn rất tích cực theo dõi. Quốc gia này từng chơi ở World Cup chỉ một lần duy nhất vào năm 2002.
Những nhà tài trợ World Cup hàng đầu châu Á
Việc tài trợ World Cup được xem như sự thay đổi trong kinh tế toàn cầu của tương lai?
Thực tế rằng quyền lực kinh tế của châu Á đang nhanh chóng vượt qua châu Âu và Bắc Mỹ, xu hướng này cũng sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Việc trở thành nhà tài trợ World Cup uy tín cũng chính là dấu hiệu cho thấy sức mạnh kinh tế đang gia tăng của châu Á. Nó đặt một công ty Châu Á đứng ngang hàng với những gã khổng lồ công nghiệp.
Hiện tại, sự hiện diện của châu Á tại World Cup đã phản ánh sức mạnh kinh tế nhiều hơn sức mạnh bóng đá. Dù châu Âu vẫn còn giữ phong độ chơi bóng tốt nhưng điều đó vẫn có thể thay đổi. Người châu Á cũng yêu thích môn thể thao này. Hầu hết khán giả của World Cup 2014 đến từ châu Á, và số lượng người hâm mộ vẫn đang tăng lên. Hơn 1,5 tỷ người ở châu Á đã xem ít nhất một phút World Cup trong năm 2014 và hơn 750 triệu lượt xem hơn 20 phút. Trung Quốc có nhiều người xem nhất: một phần tư tỷ. Với lượng khán giả lớn như vậy, việc các công ty Trung Quốc tài trợ cho sự kiện này là một động thái thông minh.
Tương lai sẽ như thế nào?
Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, là một fan bóng đá lớn. Ông có ba giấc mơ: Trung Quốc được tham gia, là chủ nhà và giành chiến thắng World Cup. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các trường học bóng đá và còn trao đổi với các đối tác châu Âu để giúp cải thiện nền bóng đá nước nhà. Các nền tảng tài chính và kinh tế đã có; cơ sở hạ tầng đang được xây dựng nhanh chóng, thêm phần dân số 1,3 tỷ người nên Trung Quốc không lo thiếu nhân tài chơi bóng.
Hy vọng Trung Quốc sẽ đủ điều kiện để trở lại giải đấu còn sự thay đổi kinh tế là điều hiển nhiên thông qua những nguồn tài trợ khổng lồ từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Theo Danviet
Cuộc gọi của Tổng thống Putin ngay trước khi đội tuyển Nga thắng Tây Ban Nha
Đội tuyển bóng đá của Nga đã được động viên tinh thần rất lớn sau khi đích thân Tổng thống Vladimir Putin gọi điện để chúc sức khỏe toàn đội và không hề gây sức ép thành tích cho đội nhà trước trận gặp Tây Ban Nha.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty)
BBC ngày 2/7 dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ngay trước trận thi đấu giữa đội tuyển Nga và Tây Ban Nha vào chiều 1/7 theo giờ địa phương, Tổng thống Putin đã gọi điện cho huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nga Stanislav Cherchesov.
"Trước trận đấu, vào khoảng trưa 1/7, Tổng thống đã gọi điện cho huấn luyện viên trưởng, chúc sức khỏe ông và toàn đội. Tổng thống nói rằng, đội tuyển quốc gia Nga dưới dự dẫn dắt của ông Cherchesov đã làm được những điều không tưởng khi vượt qua vòng bảng", ông Peskov cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết thêm: "Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng bất kể kết quả trận đấu với đội tuyển Tây Ban Nha thế nào thì sẽ không có người dân Nga nào phán xét họ".
Những lời động viên này của người đứng đầu chính phủ Nga được cho là đã tạo sự khích lệ tinh thần đáng kể đối với huấn luyện viên và các cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Nga trong trận tranh tài với đội tuyển Tây Ban Nha.
Đội tuyển Nga hôm qua chiến thắng chung cuộc với tỷ số 4-3 ở loạt sút luân lưu sau 120 phút hòa nhau 1-1. Đây là một chiến thắng khá bất ngờ với đội tuyển Nga - đội tuyển chỉ xếp thứ 70 trong bảng xếp hạng thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên Nga giành quyền vào tứ kết World Cup kể từ năm 1991.
Ngay sau trận đấu, Tổng thống Putin cũng đã gọi điện để chúc mừng đội nhà. "Sau trận đấu, Tổng thống đã gọi điện chúc mừng đội tuyển và chúc họ may mắn trong trận đấu tiếp theo", ông Peskov nói.
Trong khi đó, ở Nga, người dân đã xuống đường ăn mừng chiến thắng của đội nhà.
Minh Phương
Theo Dantri
World Cup: Vợ và bồ cầu thủ Anh hút shisha, "xõa" tới 3 giờ sáng Một nhóm vợ và bồ các cầu thủ tuyển Anh (WAGs) vừa tụ tập vui vẻ bên nhau tới 3 giờ sáng chưa chịu về tại thành phố Saint Petersburg (Nga) trong khi chồng và bạn trai của họ bị cấm túc để chuẩn bị cho trận đấu với Bỉ tối nay (28.6). Hình ảnh nhóm các cô vợ và bạn gái cầu...