World Cup: Đặc nhiệm Alpha tinh nhuệ Nga “mất ăn mất ngủ” vì IS
Đội đặc biệt Alpha tinh nhuệ của Nga được báo động đỏ vì lời những đe dọa khủng bố World Cup của các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Đặc nhiệm Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của các thành phố Nga dịp World Cup.
Đội Alpha được đặt trong tình trạng sẵn sàng xử lý bất cứ mối đe dọa nào từ IS trong bối cảnh Giải Vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018 đang diễn ra trên khắp nước Nga.
Theo Daily Star, các chiến binh IS vẫn tiếp tục đe dọa khủng bố World Cup để trả thù sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến ở Syria.
Alpha là đội đặc nhiệm chống khủng bố hàng đầu của Điện Kremlin và được điều hành bởi Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).Các tấm áp phích và hình ảnh khuyến khích các chiến binh thánh chiến “tiêu diệt tất cả chúng” được đăng tải tràn lan trên các kênh được mã hóa có liên quan tới IS. Một trong những hình ảnh đó là một chiến binh thánh chiến mang bom trong ba lô tới sân vận động ở Nga. Danh sách các sân vận động và các thành phố Nga đăng cai World Cup được khủng bố liệt kê bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập.
Tổng thống Putin bắt tay các đặc nhiệm Alpha năm 2011.
Video đang HOT
Các lực lượng đặc nhiệm Nga khoảng 300 người bao gồm cả lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Spetsnaz đã làm việc suốt ngày đêm để phá hủy các âm mưu khủng bố của các nhóm cực đoan và bắt giữ các nghi phạm liên quan đến IS.
Họ đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào 17 địa điểm hồi tháng 4, bắt 20 nghi phạm khủng bố lên kế hoạch tấn công World Cup. Một nhóm IS cũng được phát hiện ở Rostov, thành phố đăng cai World Cup với nhiều bom và súng AK-47.
Theo Danviet
CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup
Trung Quốc cần phải lấy màn trình diễn của Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup để làm hình mẫu cải thiện bóng đá nước nhà, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).
Nhiều cổ động viên Trung Quốc đến Nga xem World Cup dù đội tuyển quốc gia không có cơ hội tham dự. Ảnh minh họa.
Ngoài sân vận động Ekaterinburg, mối hận thù giữa Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện ở việc cổ động viên Trung Quốc giương cao lá cờ quốc gia và hô to: "Sen-e-gal! Sen-e-gal!". Đó là bởi đội tuyển Nhật Bản sẽ thi đấu trận quan trọng tại vòng bảng gặp đại diện đến từ châu Phi.
Trận hòa 2-2 với Senegal tiếp tục mở ra cơ hội lọt vào vòng trong với cả hai đội. Nhưng đối với các cổ động viên Nhật, hai trận đấu và 4 điểm giành được, trong đó có chiến thắng trước đội bóng rất mạnh là Colombia, đã vượt qua mọi sự mong đợi.
Đối với Hàn Quốc, đại diện đến từ Đông Á gần như bị loại sau 2 trận toàn thua. Nhưng tinh thần chiến đấu của các cầu thủ Hàn Quốc là rất đáng khâm phục. Họ chỉ để thua sát nút Thụy Điển và thi đấu đến kiệt sức trong trận thua Mexico.
Có thể nói, đây là điều mà các cổ động viên Trung Quốc có mặt tại Nga và cả ở quê nhà hết sức ghen tị. Nhật Bản đã 6 lần liên tiếp tham dự World Cup, trong khi Hàn Quốc đã tham gia từ năm 1954 và liên tục góp mặt kể từ năm 1986.
Tại World Cup 2002, đồng chủ nhà Hàn Quốc thậm chí còn vươn xa đến bán kết. Đó là thách tích đáng nể mà giới tinh hoa ở Bắc Kinh không thể không chú ý.
"Các cổ động viên Trung Quốc quan tâm đến các trận đấu của Hàn Quốc và Nhật Bản vì các quốc gia này khá tương đồng với nhau", nhà báo Zhou Chao làm việc cho tờ Sina nói.
"Chúng tôi đến từ cùng một khu vực và chúng tôi rất muốn xem họ thi đấu với các đối thủ đến từ châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi để học hỏi".
Các cổ động viên Trung Quốc rất muốn đội tuyển quốc gia có màn trình diễn như Nhật Bản, Hàn Quốc ở World Cup.
Đó cũng là chiến lược mà Trung Quốc cần phải áp dụng để tìm ra những tên tuổi triển vọng trong số hơn 1,4 tỷ dân.
"Nhiều huấn luyện viên Nhật Bản đang làm việc tại Trung Quốc ở các lứa cầu thủ dưới 17, dưới 18 và dưới 20", Okada, người dẫn dắt Nhật Bản đến vòng chung kết World Cup 1998 và 2010 nói.
"Nhưng vấn đề là các đội bóng hàng đầu Trung Quốc không muốn cải thiện năng lực của các cầu thủ trẻ. Họ chỉ muốn tập trung vào đội hình chính. Tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi".
Okada có những trải nghiệm riêng khi từng là huấn luyện viên cho đội Hangzhou Greentown trong hai mùa giải kể từ năm 2012.
Những khoản đầu tư kếch xù khiến các ông chủ Trung Quốc hướng đến môi trường bóng đá châu Âu, chiêu mộ các ngôi sao thế giới. "Nhưng màn trình diễn của các &'samurai xanh" tại World Cup 2018 có thể khiến họ phải nghĩ lại để nhìn vào Nhật Bản để học tập", Okada nói.
Theo Okada, Trung Quốc cần phải gác lại những bất đồng về chính trị với Nhật Bản sang một bên. Bởi nền bóng đá châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cần phải được cải thiện, để từ đó Nhật Bản mới có thể tiếp tục vươn lên sánh vai với các thế lực ở châu Âu hay Nam Mỹ.
"Khi đó, đội tuyển Nhật Bản sẽ được chơi nhiều trận đấu ở đẳng cấp cao hơn và chúng tôi phải tiếp tục trở nên mạnh mẽ để vươn lên", Okada nói.
"Nhật Bản có thể là số một ở châu Á, nhưng đối với châu Âu hay Nam Mỹ, khoảng cách về trình độ vẫn còn rất xa. Vậy nên cả nền bóng đá châu Á phải vươn lên. Chúng tôi muốn Trung Quốc và các đội tuyển châu Á khác trở nên mạnh mẽ".
Theo Danviet
BLV bóng đá Ai Cập đột tử sau khi đội nhà bị loại ở World Cup Abdel trông "kiệt sức" và "bị ảnh hưởng" sâu sắc bởi việc Ai Cập bị loại khỏi giải đấu, đồng nghiệp của ông nói. Bình luận viên thể thao Ai Cập, Abdel Rahim Mohamed, vừa qua đời ngay sau khi đội nhà bị loại khỏi World Cup Một cựu cầu thủ bóng đá và bình luận viên thể thao Ai Cập, Abdel Rahim...