WORLD CUP 2022: ‘Chìa khoá’ giúp Qatar trở thành trung tâm kinh doanh và du lịch khu vực
Ngày 20/11 tới, Qatar sẽ đăng cai Giải Vô địch bóng đá thế giới ( World Cup 2022), đánh đấu lần đầu tiên sự kiện thể thao được thế giới mong đợi nhất này diễn ra tại khu vực Trung Đông.
Đối với Doha, đây là một chiến lược nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về lâu dài.
Người dân và du khách chụp ảnh tại điểm đặt đồng hồ đếm ngược tới World Cup 2022 ở Doha, Qatar, ngày 20/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thực vậy, đăng cai World Cup 2022 được xem như một phương tiện để đạt Tầm nhìn Quốc gia Qatar 2030 (QNV 2030), một sáng kiến của Chính phủ Qatar nhằm biến đổi vương quốc nhỏ bế này thành một xã hội toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Kế hoạch phát triển quốc gia theo QNV 2030 bao gồm nhiều dự án trực tiếp gắn liền với World Cup 2022 và nhằm tăng khả năng bền vững sau giải đấu. Qatar đã xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết để đón khoảng 1,2 triệu du khách trong một tháng diễn ra sự kiện này, tương đương 1/2 dân số nước này. Bên cạnh việc xây dựng các sân vận động hiện đại và tân tiến nhất, Qatar đã đưa vào sử dụng một hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, mở rộng giao thông và xây dựng các quận mới trong thủ đô Doha. Theo nhiều ước tính khác nhau, Qatar chi tổng cộng 200 tỷ USD cho các dự án này.
Nền kinh tế Qatar vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhiên liệu. Đây là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn thứ 3 thế giới và là một trong nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới. Tuy các nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự thịnh vượng của Qatar, nhưng các sức mạnh thị trường dựa vào xuất khẩu năng lượng cũng đối mặt với sự bấp bênh về thu nhập. Vì vậy, nước này đã chuyển hướng đến các mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng, với tham vọng trở thành một trung tâm về kinh doanh và du lịch của toàn khu vực. Đăng cai World Cup 2022 chính là “chìa khóa” để thực hiện các tham vọng này. Từ năm 2013 – 2018, thị phầm khí đốt trong GDP đã giảm từ 55% xuống còn 39%, một phần cho thấy ngân sách tăng cho công tác chuẩn bị World Cup. Lý do là giải đấu này đã giúp sự phát triển các lĩnh vực phi năng lượng quan trọng và tăng trưởng bền vững của các lĩnh vực này sẽ là ưu tiên của Qatar sau khi World Cup kết thúc.
Bên cạnh đa dạng hóa nền kinh tế, Qatar cũng nhắm đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 6/2017, một liên minh các quốc gia Arab đã áp đặt một lệnh cấm vận ngoại giao và kinh tế đối với Qatar khiến dòng FDI vào nước này sụt giảm mạnh. Tháng 1/2021, các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ký tuyên bố Al Ula dỡ bỏ các lệnh cấm vận này. Tuy nhiên, các dòng FDI vẫn còn chững lại. Đăng cai World Cup có thể thúc đẩy sự phục hồi mạnh của FDI, đặc biệt sau khi nước này gần đây đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút FDI. Năm 2018, Qatar đã “trải thảm đỏ” bằng việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn tại tất cả các lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho dòng FDI, đồng nghĩa với việc dỡ bỏ hoàn toàn giới hạn 49% áp dụng trước đó. Năm 2020, Qatar đã thực thi đạo luật về Đối tác công-tư, cho phép các nhà đầu tư đồng sở hữu các tài sản hạ tầng được xây dựng theo thỏa thuận dài hạn. Qatar hy vọng các nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi sự phát triển hạ tầng, tăng trưởng kinh tế của nước này liên quan đến World Cup.
Tuy nhiên, bất chấp những thuận lợi tiềm năng nhờ World Cup, việc đăng cai các sự kiện thể thao quốc tế thường nổi tiếng về việc ít thu lời từ đầu tư. Các dự báo cho thấy nền kinh tế Qatar sẽ tăng trưởng 3,4% vào năm 2022 và 2023 nhờ “cú hích” mang tên World Cup, nhưng sau đó sẽ chậm lại còn 1,7% vào năm 2024. Thách thức đặt ra là phải tận dụng các đầu tư hạ tầng lớn để đạt tăng trưởng GDP bền vững. Nước này dự định biến đổi các sân vận động lớn với sức chứa 40.000 người xuống còn 20.000 người để dành cho các đội bóng địa phương. Trong khi đó, các sân vận động nhỏ hơn sẽ được biến thành các cơ sở thương mại, giáo dục và y tế. Việc tiếp tục đầu tư vào hiện đại hóa hạ tầng cơ sở có thể dẫn tới mở rộng các sáng kiến giao thông vận tải, thương mại và kinh tế.
Toan tính đằng sau lời mời xem World Cup miễn phí của Qatar
Không có truyền thống tổ chức các sự kiện thể thao lớn, Qatar là quốc gia đầu tiên tổ chức World Cup chi tiền tài trợ cho nhiều khán giả quốc tế đến xem toàn bộ giải đấu.
Khoảng 400 khán giả nước ngoài và 60 người có ảnh hưởng trên mạng được mời tới Qatar xem World Cup miễn phí suốt cả giải đấu.
Các chuyến bay đến Qatar xem World Cup. Phòng khách sạn hạng sang. Vé xem các trận bóng suốt giải đấu. Tất cả đều miễn phí, thậm chí có thêm các khoản tiền hỗ trợ.
Tại World Cup năm nay, Qatar đã ra chính sách chi trả toàn bộ cho các nhóm cổ động viên quốc tế trong thời gian diễn ra giải đấu, với điều kiện những người này phải "thích, chia sẻ" thông tin tích cực về nước chủ nhà trên các phương tiện truyền thông xã hội, theo New York Times.
Video đang HOT
Nếu người hâm mộ không tuân thủ xuyên suốt chuyến đi, thỏa thuận có thể bị hủy bỏ.
Dù Ahsan Mansoor, đại diện của BTC World Cup 2022, khẳng định các nhóm CĐV được tài trợ A-Z "không có nghĩa vụ quảng bá hay làm bất cứ điều gì", những yêu cầu mà nhóm này phải tuân theo để đảm bảo quyền lợi vẫn rõ ràng.
Qatar chuẩn bị đón lượng du khách quốc tế đông chưa từng có. Ảnh: Shutterstock.
Không được chê nước chủ nhà
Bất chấp những quy định khắt khe, hàng nghìn fan bóng đá đã đăng ký tham gia chương trình. Hiện báo giới Hà Lan, Bỉ và Pháp đã xác nhận một số nhóm cổ động viên từ những nước này được mời tới Qatar xem World Cup 2022 hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gật đầu.
"Mặc dù lời đề nghị rất hấp dẫn, tôi muốn sống đúng với giá trị của mình", Joseph Delage, một thành viên của hội fan bóng đá nổi tiếng của Pháp, cho biết và khẳng định không thể làm theo đủ các điều kiện.
Để đổi lấy đãi ngộ, 50 CĐV từ các nước phải tham gia biểu diễn trong lễ khai mạc, trước khi Qatar đối đầu với Ecuador trong trận mở màn. BTC sẽ dành 5 phút cho một phân đoạn mà fan bóng đá quốc tế nói về sự hào phóng của Qatar và biểu diễn một bài thánh ca hoặc bài hát đặc trưng của nước chủ nhà được lựa chọn sẵn.
Xem xét kỹ hơn các điều khoản từ tài liệu và hợp đồng do New York Times thu thập được, nhóm khán giả này ngoài được khuyến khích ca ngợi Qatar, thì việc "chê bai bất cứ điều gì về quốc gia hoặc giải đấu" cũng bị coi là không phù hợp.
Theo BTC, vai trò của những nhóm khán giả được đi miễn phí là "đem lại góc nhìn sáng tạo từ người hâm mộ". Ảnh: AFP.
Một điều khoản khác trong quy tắc ứng xử yêu cầu họ "báo cáo bất kỳ nhận xét nào mang tính xúc phạm, hạ thấp hoặc lạm dụng" cho ban tổ chức, kèm ảnh chụp màn hình của bài đăng vi phạm.
Đây là lần đầu tiên một quốc gia đăng cai World Cup trả tiền cho các nhóm fan từ các quốc gia có đội bóng tham dự được đến sân xem trực tiếp. Song, đây không phải là lần đầu Qatar áp dụng cách thức chiêu mộ người xem như này.
Trước đó, Qatar cũng từng thuê công nhân nhập cư và học sinh đến lấp đầy các hàng ghế trống tại giải Vô địch Điền kinh thế giới tổ chức ở Doha vào năm 2019.
Biệt đãi nhóm fan quốc tế
Tháng 12/2010, Qatar được trao quyền đăng cai World Cup 2022. Trong hơn 10 năm sau đó, đất nước này đã rất nỗ lực để định hình và bảo vệ hình ảnh quốc gia của mình trong bối cảnh các bê bối tham nhũng, quan ngại về môi trường và các vấn đề nhân quyền làm ảnh hưởng đến tiếng tăm.
Qatar gần như không có truyền thống tổ chức các sự kiện thể thao lớn và phải vật lộn với một nhiệm vụ phức tạp: làm thế nào để tạo ra một trải nghiệm giải đấu mang lại cảm giác chân thực cho những người ủng hộ đến thăm, nhưng phải phù hợp với các chuẩn mực văn hóa của một quốc gia Hồi giáo bảo thủ.
Ban tổ chức giải đấu của nước chủ nhà đều tuân theo tôn chỉ đó và bắt đầu kết nối với các liên đoàn bóng đá ở nhiều nước, từ đó tìm đến các nhóm cổ động viên cuồng nhiệt hàng đầu từ năm 2020, với mục đích "hiểu rõ hơn nhu cầu của du khách".
Video quảng bá từ các trưởng fan club bóng đá trên tài khoản chính thức của World Cup 2022 ở Twitter.
Các liên đoàn bóng đá hoặc cung cấp địa chỉ liên hệ cho các nhóm người hâm mộ nổi tiếng hoặc thay mặt Ủy ban World Cup của Qatar mở đơn đăng ký trên trang web chính thức của CLB người hâm mộ, như trong trường hợp của Anh.
Tuy nhiên, Liên đoàn Bóng đá của Anh không biết tới việc chuyến đi được đài thọ toàn bộ hay các điều kiện ràng buộc liên quan khi được nhờ kết nối. Họ chỉ biết đến thông tin này sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin.
"Ban đầu, chúng tôi được thông báo rằng đây là cơ hội cho người yêu bóng đá từ các quốc gia giao lưu với nhau", người đại diện cho biết.
Thực tế, trong 2 năm qua, chương trình âm thầm mở rộng. Các trưởng nhóm CLB người hâm mộ từ nhiều nước đã bay đến Qatar để gặp gỡ ban tổ chức, bày tỏ mong muốn của họ về giải đấu và sau đó thông tin lại với những người ở nhà về những thứ sẽ có ở Qatar.
Các chuyến đi này thường kéo dài một tuần, tập trung vào 3 cột mốc quan trọng: Cúp các Quốc gia Ả Rập - một sự kiện thử nghiệm cho World Cup, lễ bốc thăm chính thức vào tháng 4 và gần đây nhất là sự kiện khai trương Lusail, SVĐ lớn nhất Qatar và là nơi diễn ra trận chung kết World Cup vào tháng 12.
Theo các thành viên tham gia, họ được đối xử ưu ái như khách VIP, trải nghiệm những thú vui ở nước này như chèo thuyền kayak trong vùng nước ấm, chinh phục sa mạc cát.
Trong một chuyến đi, các vị khách còn được mời đến biệt thự của một đại diện người hâm mộ bóng đá ở Qatar. Ở đó, họ được chiêm ngưỡng dàn siêu xe và BST áo đấu có chữ ký của các cầu thủ nổi tiếng như Diego Maradona, Pelé và Lionel Messi.
Các khách mời được ở trong khách sạn hạng sang, tham dự các dịch vụ giải trí xa hoa ở Qatar. Ảnh: Irish Times.
Một số người hâm mộ thậm chí còn được gặp gỡ David Beckham, một trong những cầu thủ đã ký hợp đồng để quảng bá cho mùa World Cup năm nay.
Sau chuyến đi, nhiều người đã đăng ảnh, nói về trải nghiệm du lịch lên mạng xã hội, kêu gọi các khán giả khác đến Qatar vào cuối năm.
Evain, đại diện cho một nhóm fan ở châu Âu, cho biết: "Nếu bạn là một người có ảnh hưởng nhận được sự hỗ trợ hoặc trả tiền bởi thương hiệu, việc bạn quảng bá lại trên mạng là hành động 'có đi có lại'".
Còn về phía BTC, người đại diện Ahsan Mansoor vẫn khẳng định nhóm khán giả được tài trợ không phải ký hợp đồng nào, cũng như không phải người quảng cáo cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
"Họ đơn thuần là người giúp Qatar hiểu và chuẩn bị cho một làn sóng nước ngoài chưa từng có trong lịch sử đến đây. Tất cả những gì họ cần làm là đứng vào vị trí được chỉ định sẵn ở lễ khai mạc", ông Mansoor nói.
Đức thuyết phục Kroos dự World Cup 2022 Đội tuyển Đức đang nỗ lực thuyết phục Toni Kroos trở lại tham dự kỳ World Cup chuẩn bị khai mạc tại Qatar sau hai tuần nữa. Toni Kroos đã từ giã đội tuyển quốc gia Đức sau khi thi đấu không thành công ở EURO 2020, giải đấu mà họ thua đội tuyển Anh 0-2 tại vòng 1/8. Những lý do chính...