World Cup 1974: Gián điệp, quân đội và tiền
World Cup 1974 thành công về mặt chuyên môn, nhưng lại vô cùng u ám bởi khủng bố, gián điệp và chính trị.
Về mặt chuyên môn, World Cup 1974 hoàn hảo với lối chơi tấn công hoa mỹ, hiệu quả của Những cơn lốc màu da cam. Ngay cả khi sự thực dụng trong cách chơi của Tây Đức lên ngôi, thì đó cũng là một nét hoàn mỹ khác của kì World Cup đầu tiên có chiếc cup mới (thay thế Cúp Julies Rimet).
Nhưng nếu đả động đến phía ngoài sân cỏ thì kì World Cup trên đất Tây Đức năm đó quả thực là sự kinh hoàng với tất cả. Đáng ngạc nhiên thay, chính các cầu thủ Tây Đức và Đông Đức phải chịu đựng những sức ép ngàn cân đè lên mỗi giây, mỗi phút!
* Trước khi giải đấu diễn ra vài tháng, Thủ tướng Tây Đức – Willy Brandt, phải từ chức sau khi thừa nhận một trợ lý của ông là người của lực lượng cảnh sát mật bên phía Đông Đức.
Ngay từ trước khi VCK World Cup1974 được tổ chức 2 năm, thì FIFA đã tỏ ra quan ngại về vấn đề an ninh. Ở thế vận hội Olympic 1972 cũng trên đất Tây Đức (thành phố Munich), 11 VĐV Israel bị tổ chức khủng bố “Tháng 9 đen” của Palestine bắt làm con tin và sau đó sát hại.
Ngoài ra, vấn đề chính trị giữa Tây Đức và Đông Đức lúc đó càng làm tình hình thêm căng thẳng. Chẳng biết vô tình hay cố ý, 2 đội tuyển này ở chung một bảng đấu. Và trận đấu giữa đôi bên thậm chí còn được coi quan trọng hơn cả Chung kết, bởi nhuốm đậm màu sắc chính trị.
Tây Đức vô địch nhưng trước đó từng phải chịu rất nhiều áp lực và vì mâu thuẫn nội bộ mà suýt bỏ giải
* Zaire là đội bóng châu Phi lần đầu tiên tham dự giải với các cầu thủ thậm chí còn chưa biết luật bóng đá. Trong trận gặp Brazil, hậu vệ của Zaire – Mwepu Ilunga, đã chạy ra khỏi tường đá phạt và phá quả bóng lên trước khi các cầu thủ được hưởng pha đá phạt Brazil kịp chạm bóng.
Vì trận đấu này mà trước khi giải diễn ra, công tác tập luyện của Đông Đức, Tây Đức đều bị nhà nước nhúng tay can thiệp. Nếu như Tây Đức phải tới một vùng nông thôn Malente ở phía bắc, tập luyện ở khu vực không khác nào doanh trại quân đội, với rất nhiều hàng rào an ninh nghiêm ngặt thì Đông Đức cũng không khác là bao.
“Đó là thời điểm khó khăn của chúng tôi, khu vực tập luyện bị vây kín bởi các lực lượng vũ trang. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, tất cả chúng tôi hầu như bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài”, thủ môn Sepp Maier hồi tưởng.
Rất nhiều cầu thủ Tây Đức như Rainer Bonhof và Jupp Kapellmann đã cảm thấy ngột ngạt và thậm chí muốn từ bỏ cơ hội dự World Cup 1974. Khi đó, đội trưởng Franz Beckenbauer đã phải nhiều lần đứng ra sốc lại tinh thần cho các đồng đội. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.
Video đang HOT
* Đây là lần đầu tiên trận chung kết World Cup không được tổ chức ở thành phố thủ đô nước chủ nhà. Tây Đức và Hà Lan tranh cúp vàng tại sân Olympia ở Munich.
Sau sự ức chế vì các chế độ an ninh nghiệp ngặt, những cầu thủ Tây Đức còn đòi bỏ giải bởi chê khoản tiền thưởng của LĐBĐ nước này quá thấp. Khi đó, LĐBĐ Đức chỉ hứa thưởng các cầu thủ số tiền 30.000 DM nếu vô địch trong khi yêu cầu của đội là 100.000 DM/người.
HLV Helmut Schoen khi đó đã vô cùng tức giận và chỉ trích các học trò: “Các anh là những kẻ quá tham lam, dân chúng Tây Đức sẽ nguyền rủa các anh!”.
Helmut Schoen từng lên án mạnh mẽ các cầu thủ nhưng sau buổi nói chuyện với Franz Beckenbauer, ông đã chấp nhận ở lại dẫn dắt những học trò đến với chức vô địch
Sau đó, HLV Helmut Schoen đề nghị lên LĐBĐ Đức phải đuổi 22 cầu thủ (trừ Paul Breitner – người duy nhất không đòi hỏi như các đồng đội) tham tiền, hoặc chính ông sẽ rời đi.
* Trận Ba Lan vsTây Đức chỉ có thể tiến hành sau khi sở phòng cháy chữa cháy Frankfurt huy động máy bơm hút hết nước ở sân Waldstadion bị ngập lụt vì trận mưa lớn trước đó.
Sau nhiều lần lùm xùm, đàm phán qua lại, LĐBĐ Đức chấp nhận nâng mức thưởng lên 70.000 DM và các cầu thủ Tây Đức đồng ý thi đấu.
Với chừng ấy lùm xùm, Tây Đức rõ ràng đã không có được tâm lý thoải mái như Đông Đức. Các cầu thủ Đông Đức đã sớm có được những thỏa thuận với quốc gia nên bị quản thúc ít nghiêm ngặt hơn và cũng không có mẫu thuẫn về tiệc bạc.
Bởi vậy dù không được đánh giá cao bằng, nhưng Đông Đức đã thắng Tây Đức 1-0 trong cuộc chiến sau này được gọi là “Das Deutsche Duell”, hay còn gọi là “trận đấu của Chiến tranh Lạnh” (Football’s cold war) và sau đó cũng đứng nhất bảng.
Franz Beckenbauer không chỉ xuất sắc về chuyên môn mà ông còn là thủ lĩnh tinh thần, giúp các đồng đội vượt qua muôn vàn khó khăn ở VCK World Cup 1974 để đến với chiếc cúp vô địch
* Scotland là đội duy nhất không thua trận nào ở World Cup 1974, nhưng vẫn bị loại. Trước đó chưa có đội nào không thua mà bị loại ngay từ vòng bảng.
Sau thất bại cay đắng này, HLV Helmut Schoen đã nhốt mình cả đêm trong phòng kín, “đốt” thuốc tới 4 giờ sáng vì đau đớn. Còn các cầu thủ Tây Đức thì cũng nốc rượu và “đốt” thuốc để quên đi nỗi đau bại.
Rất may cho Tây Đức là sau đó đội tuyển này đã chơi tỏa sáng thậm chí vượt qua Hà Lan ở Chung kết để đoạt chức vô địch World Cup 1974. Còn với Đông Đức, chiến thắng ở trận “Das Deutsche Duell” đã là quá đủ. Thế nên khi đội tuyển này bị loại ở vòng 2, sau khi thua Hà Lan, Brazil và hòa Argentina thì cũng không thật sự đáng tiếc.
Theo VNE
Góc khuất Quả bóng Vàng
Cristiano Ronaldo đã chính thức nhận Quả bóng Vàng 2013 - danh hiệu tôn vinh cầu thủ xuất sắc nhất năm. Nhưng đó lại là một sự bất công...
1. Sự bất công của QBV nằm ở chỗ nó chỉ ưu tiên dành cho những cầu thủ tấn công. Trong số 57 giải thưởng QBV, có tới 52 giải được trao cho các tiền đạo hoặc tiền vệ tấn công, và chỉ có 5 giải trao cho các cầu thủ chơi ở vị trí phòng ngự. Các cầu thủ phòng ngự từng giành giải QBV là: Franz Beckenbauer (1972, 1976), Matthias Sammer (1996) và Fabio Cannavaro (2006). Thủ môn duy nhất được vinh danh bằng giải thưởng này là "Nhện đen" Lev Yashin (1963).
Lần cuối một tiền vệ đoạt Quả bóng Vàng là Kaka năm 2007.
Và càng về sau một trong những tiêu chí quan trọng nhất để giành QBV chính là ghi được càng nhiều bàn thắng càng tốt.
Đã 6 năm nay sau khi một tiền vệ đúng nghĩa đoạt danh hiệu này (Kaka, 2007), cuộc đua tranh tới QBV chỉ xoay quanh việc Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi, ai sẽ ghi bàn nhiều hơn. Iniesta và Xavi, hai tiền vệ trung tâm có tầm ảnh hưởng nhất trong làng bóng nửa thập niên trở lại đây chỉ được vin danh ở những danh hiệu không chính thức.
Những lá phiếu bình chọn không còn quá xem trọng tiêu chí lớn mà ban tổ chức cuộc bình bầu đã đặt ra, và theo đuổi từ ngày France Football lập ra giải từ những năm 1950: thành tích của cá nhân và thành tích của cá nhân ấy trong tập thể. Tất cả dường như đã, đang và sẽ chỉ hướng về thành tích cá nhân, cầu thủ nào ghi bàn nhiều nhất trong năm sẽ chiến thắng.
2. Ưu tiên trao QBV cho cầu thủ ghi bàn nhiều nhất năm thực sự là một nghịch lý, bởi, đây không phải là danh hiệu Chiếc giày vàng. Bên cạnh đó, triết lý bóng đá đã đổi thay rất nhiều trong thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 này. Các đội bóng lớn không còn quá chú trọng đến việc sở hữu cho được một tay săn bàn cừ khôi, thay vào đó, họ luôn muốn có được một tiền vệ kiến thiết, dẫn dắt trận đấu tốt trong đội hình.
Điển hình nhất cho điều trên, ở hiện tại, Juventus, Arsenal hay Bayern Munich đang thống trị các giải đấu trong nước đều nhờ vào sức mạnh của hàng tiền vệ. Trong khi, những tiền đạo của họ đa phần là những cái tên kém nổi bật.
Dù tầm ảnh hưởng không hề thua kém nhưng sự lặng lẽ ở hậu phương khiến những nhà kiến tạo lép vế hẳn so với các chân sút.
Và ngay cả đối với tân chủ nhân của QBV năm nay, Ronaldo, nếu như không có những Modric, Xabi Alonso ở Real Madrid thì liệu cầu thủ điển trai này có ghi bàn được 69 bàn thắng trong năm 2013? Câu trả lời là không.
Hiệu suất ghi bàn khủng, phong độ xuất thần của anh trong năm nay chỉ đủ giúp ĐT Bồ Đào Nha - nơi cũng đầy rẫy những ngôi sao giành quyền góp mặt ở Word Cup 2015 bằng một tấm vé vớt.
3. Tranh cãi xung quanh việc QBV nên trao cho ai, cho một cầu thủ kiến tạo nên cả một đội bóng hay cho một chân sút thượng thặng vẫn sẽ còn tiếp tục dài. Ronaldo chỉ mới 28 tuổi còn Messi là 26, cuộc cạnh tranh số lượng bàn thắng của họ hẵng còn dài cho đến khi cả hai không còn khỏe để có thể không dưới 50 bàn/mùa.
Ribery sáng chói với 5 chức vô địch nhưng lại về thứ 3 danh sách Quả bóng Vàng 2013.
Chỉ biết rằng, nếu như một tiền đạo dù có bỏ lỡ cơ hội ghi bàn thường xuyên đi chăng nữa thì anh ta sẽ chỉ cần 1,2 bàn thắng quan trọng để chuộc lỗi. Trong khi đó, nếu một tiền vệ, một trung vệ hoặc một thủ môn đẳng cấp tương đương có phạm phải một sai lầm chết người, khiến đội nhà thua cuộc thì cá nhân họ sẽ bị dè bỉu, chê bai trong một thời gian dài.
Dẫu biết, ghi bàn chính là phương án hiệu hữu nhất dành cho mọi đội bóng nếu muốn giành chiến thắng. Song, bóng đá là môn thể thao tập thể. Chiến thắng được làm nên từ là công sức của cả tập thể 11 người. Cá nhân, dù xuất sắc tới đâu cũng phải nhờ tới 10 người còn lại mới có được thành công.
Theo VNE
Cầu thủ Đức xấu trai vì vết thương ở mắt Chấn thương vì va chạm với đồng đội hay đối phương, một số danh thủ ra ngoài với đôi mắt tím bầm, sưng húp. Thomas Muller với quầng mắt thâm tím, tụ máu khi tham dự Lễ hội bia Oktoberfest truyền thống tại vùng Bavaria năm ngoái. Gương mặt cựu thủ thành Oliver Kahn với vết rách ở bọng mắt chảy máu thành...