WMO: Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển năm 2023 cao kỷ lục
Tổ chức Khí tượng thế giới ( WMO) ngày 28/10 cho biết nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đạt mức cao kỷ lục mới trong năm 2023, khiến mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ khó có thể đạt được trong vài năm tới nếu không có hành động khẩn cấp.
Trong báo cáo thường niên về phát thải khí nhà kính, tổ chức trên nêu rõ nồng độ của 3 loại khí nhà kính gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) – tiếp tục tích tụ ở mức cao mới trong năm 2023. Trong đó, riêng khí CO2 tích tụ trong khí quyển nhanh hơn bao giờ hết, tăng hơn 10% trong vòng 2 thập kỷ qua. Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11 tới tại thủ đô Baku của Azerbaijan.
Tổng Thư ký WMO, bà Celeste Saulo, cảnh báo “chúng ta rõ ràng đang đi chệch hướng để đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu”. Bà cho rằng những con số trên cho thấy thế giới chứng kiến thêm một năm sự tích tụ của khí nhà kính “xô đổ” kỷ lục của năm trước đó, vì vậy các nước cần nhanh chóng đưa ra các quyết sách để ngăn chặn tình trạng này.
Video đang HOT
Trong năm 2023, nồng độ carbon dioxide trung bình ở mức 420 phần triệu (ppm), tương đương tăng 151% so với thời kỳ tiền công nghiệp (trước năm 1750). Nồng độ của methane ở mức 1.934 phần tỷ, tăng 265% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Con số này đối với nitrous oxide là 336 phần tỷ, tức tăng 125% so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong số 3 loại khí nhà kính chính, CO2 chiếm khoảng 64% tác động làm khí hậu nóng lên. Báo cáo cho biết CO2 đang tích tụ trong khí quyển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Nồng độ CO2 hiện nay cao hơn 51% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nồng độ CO2 vào năm 2023 tương đương với mức cách đây khoảng từ 3-5 triệu năm, thời kỳ mà mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 10-20m và nhiệt độ toàn cầu cao hơn hiện nay từ 2-3 độ C.
Báo cáo cho biết năm ngoái, nhiệt độ toàn cầu trên đất liền và trên biển đạt mức cao nhất kể từ năm 1850. Cho dù CO2 tồn tại trong khí quyển trong bao lâu thì nhiệt độ Trái Đất có thể sẽ tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ tới ngay cả thế giới nỗ lực đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức bằng 0.
Phó Tổng thư ký WMO Ko Barret cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với “vòng luẩn quẩn” khi chính biến đổi khí hậu có thể sớm khiến các hệ sinh thái trở thành nguồn phát thải khí nhà kính ở mức độ lớn hơn trước đây. Cháy rừng có thể thải ra nhiều khí CO2 hơn vào khí quyển, trong khi đại dương ấm hơn có thể hấp thụ ít CO2 hơn. Do đó, ngày càng nhiều CO2 có thể tích tụ trong khí quyển hơn trước kia, qua đó đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.
Trong khi đó, các cam kết quốc gia về cắt giảm khí thải nhà kính vẫn chưa đủ mạnh để đạt được mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay.
Trong đánh giá thường niên, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cho biết các đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) mà các nước đã đệ trình lên Liên hợp quốc đủ để cắt giảm 2,6% lượng khí thải toàn cầu từ năm 2019 – 2030, tăng so với mức 2% của năm ngoái. Tuy nhiên, mức đóng góp này vẫn chưa đủ để đạt được mức cắt giảm 43% mà các nhà khoa học cho là cần thiết để đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và theo đuổi nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Liên hợp quốc kêu gọi các nước cần tiếp tục rà soát và cập nhật để đưa ra những đóng góp do quốc gia tự quyết định ở mức độ mạnh mẽ hơn.
Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển năm 2023 cao kỷ lục
Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nồng độ của 3 loại khí nhà kính chính do con người gây ra - gồm carbon dioxide (CO2), methane và nitrous oxide (N2O) - tích tụ ở mức cao nhất trong lịch sử vào năm ngoái.
Theo NOAA, nồng độ CO2 trong năm 2023 trung bình ở mức 419,3 phần triệu, tăng 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp và là mức tăng cao thứ ba trong vòng 65 năm được ghi nhận.
Các nhà khoa học đặc biệt lo ngại về nồng độ methan trong bầu khí quyển tăng nhanh, mức trung bình trong năm 2023 là 1922,6 phần tỷ, tăng 160% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Loại khí nhà kính này có thời gian tồn tại ngắn hơn nhưng có khả năng lưu giữ nhiệt hơn. Tính trong vòng một thập kỷ qua, nồng độ cả CO2 và methane đều tăng 5,5%.
Cũng theo NOAA, năm ngoái, nồng độ N2O tăng 1 phần tỷ lên các mức cao mới. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nhấn mạnh tất cả các hoạt động nông nghiệp, đốt nhiên liệu, phân bón và hoạt động công nghiệp đều góp phần tạo ra N2O và loại khí này có thể tồn tại trong khí quyển tới 100 năm.
Nhà khoa học khí hậu Rob Jackson tại Đại học Stanford, người giám sát Dự án Carbon toàn cầu, nhấn mạnh sự gia tăng khí methane rất đáng lo ngại. Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đang khiến các hệ sinh thái tự nhiên, như vùng đất ngập nước và vùng đất đóng băng vĩnh cửu, nóng lên. Những hệ sinh thái đó thậm chí còn phát thải nhiều khí nhà kính hơn nữa khi chúng nóng lên.
Lượng khí nhà kính ngày càng tăng khiến nhiệt độ toàn cầu cũng không ngừng tăng lên. Năm ngoái là năm nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn thế giới cùng với những hậu quả kèm theo như lũ lụt, hạn hán, các đợt nắng nóng cực đoan và cháy rừng. Lượng khí nhà kính tăng cũng đẩy thế giới vào tình trạng chưa từng thấy kể từ trước nền văn minh nhân loại. Nồng độ CO2 hiện nay tương đương với mức cách đây khoảng 4 triệu năm, thời kỳ mà mực nước biển cao hơn hiện nay khoảng 22,8m. Nhiệt độ trung bình nóng hơn đáng kể và những khu rừng khổng lồ đã chiếm giữ nhiều phần của Bắc Cực.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng các quốc gia phải nhanh chóng giảm phát thải ròng xuống mức 0 và sau đó bắt đầu loại bỏ carbon khỏi khí quyển để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai.
Châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do thảm họa thiên tai Một báo cáo được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố ngày 23/4 cho thấy châu Á là "khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới" trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế. Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại...