WMO ‘báo động đỏ’ về khí hậu toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 19/3, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ vào năm ngoái, đồng thời bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về nhiệt độ đại dương và tình trạng băng tan.
Băng trôi tại Vịnh Chiriguano ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo thường niên Tình trạng Khí hậu Toàn cầu của WMO cho thấy nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã lên tới mức cao nhất trong 174 năm, cao hơn 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhiệt độ đại dương cũng ở mức ấm nhất trong 65 năm, gây hại cho nhiều hệ sinh thái biển.
Trong báo cáo, Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo nhấn mạnh đến “cảnh báo đỏ”. Ông nói: “Những gì chúng ta chứng kiến vào năm 2023, đặc biệt là sự ấm lên chưa từng thấy của đại dương, sự biến mất của các dòng sông băng và băng tan ở biển Nam Cực, là các nguyên nhân gây ra mối lo ngại đặc biệt này”.
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu, do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch cùng với sự xuất hiện của tình trạng khí hậu El Nino, đã “xô đổ” nhiều kỷ lục trên thế giới trong năm ngoái. Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có thể còn tồi tệ hơn, với hiện tượng El Nino làm tăng nhiệt độ trong những tháng đầu tiên của năm nay.
Ngoài ra, báo cáo mới của WMO cũng cho thấy lượng băng ở Nam Cực sụt giảm mạnh, thấp hơn kỷ lục trước đó tới 1 triệu km2. Xu hướng này kết hợp với quá trình nóng lên của đại dương làm tăng hơn gấp đôi tốc độ mực nước biển dâng trong thập kỷ qua, so với giai đoạn 1993-2002.
Báo cáo cũng cho biết nhiệt độ đại dương ghi nhận ở khu vực Bắc Đại Tây Dương cao hơn mức trung bình 3 độ C vào cuối năm 2023. Nhiệt độ đại dương ấm hơn ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và nhiều loài cá phải di cư khỏi khu vực này về phía Bắc để tìm kiếm nhiệt độ mát hơn. Người phụ trách giám sát khí hậu của WMO, ông Omar Baddour cho biết: “Khả năng cao là năm 2024 sẽ phá kỷ lục nhiệt độ của năm ngoái”.
Về phần mình, bà Saulo bày tỏ hy vọng báo cáo trên sẽ giúp nâng cao nhận thức về “nhu cầu cấp thiết phải khẩn trương thực hiện các hành động vì khí hậu”.
Báo động về tình trạng tan chảy các thềm băng ở Nam Cực
Ngày 12/10, các nhà khoa học cho biết khối lượng của 40% thềm băng Nam Cực đã giảm mạnh trong 25 năm qua, làm tăng nguy cơ nước biển dâng.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đánh giá đây là xu hướng báo động.
Băng trôi tại Vịnh Chiriguano ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đã phân tích hơn 100.000 bức ảnh vệ tinh để đánh giá tình trạng của 162 thềm băng tại Nam Cực trong giai đoạn 1997 - 2021. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances, xu hướng tan chảy đã khiến 71 trong 162 thềm băng bị giảm khối lượng, trong đó có 68 thềm băng bị giảm ở mức đáng kể.
Theo các nhà khoa học, mức giảm này đã vượt ra ngoài những biến động bình thường của thềm băng và là bằng chứng nữa cho thấy biến đổi khí hậu do con người gây ra đang ảnh hưởng đến Nam Cực như thế nào. Gần 67.000 tỷ tấn băng đã chảy vào đại dương trong 25 năm qua, con số này đã được bù đắp phần nào với 59.000 tỷ tấn băng tăng thêm.
Tác giả Benjamin Davison, nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds cho biết các nhà khoa học từng tin rằng phần lớn thềm băng sẽ trải qua quá trình thu hẹp nhanh chóng nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Sau một thời gian, thềm băng sẽ dần phục hồi. Trên thực tế, gần một nửa số thềm băng đang bị thu hẹp mà không có dấu hiệu phục hồi.
Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có 29 thềm băng gia tăng về khối lượng và 62 thềm băng không có sự thay đổi đáng kể. Có 48 thềm băng mất hơn 30% khối lượng trong 25 năm. Tác nhân chính gây tan chảy là hải lưu và gió tại phía Tây Nam Cực, đẩy nước ấm đến dưới thềm băng. Gần như tất cả các thềm băng ở Tây Nam Cực đều ghi nhận sự suy giảm về khối lượng do tiếp xúc với nước ấm bên dưới.
Việc thềm băng suy giảm đã khiến sông băng di chuyển nhanh hơn, làm mực nước biển toàn cầu tăng thêm 6mm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu. Dù Nam Cực chỉ đóng góp 6% trong tổng mực nước biển dâng, song con số này có thể tăng mạnh nếu thềm băng tiếp tục thu hẹp.
Thềm băng là những tảng băng nổi bao quanh Nam Cực, giúp bảo vệ và ổn định sông băng trong khu vực bằng cách làm chậm dòng chảy vào đại dương. Theo ESA, thềm băng lớn tan chảy sẽ giải phóng nước ngọt vào đại dương - có thể có tác động đến sự lưu thông của đại dương, bao gồm việc di chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhiệt và carbon khỏi hệ sinh thái vùng cực.
Các số liệu được công bố vào tháng trước cho thấy băng biển giúp giữ đại dương bao quanh Nam Cực đã xuống mức thấp kỷ lục trong mùa Đông năm nay, khiến các nhà khoa học lo ngại tác động của biến đổi khí hậu tại đây đang tăng lên. Việc nước ngọt tràn vào đại dương sẽ làm giảm độ mặn của nước ở Nam Đại Dương, khiến nước trở nên nhẹ hơn, làm chậm quá trình chìm xuống và có nguy cơ làm suy yếu hệ thống băng chuyền đại dương trên toàn cầu (một mạng lưới các dòng hải lưu tác động lớn tới khí hậu toàn cầu).
Greenland mất 30 triệu tấn băng mỗi giờ vì khủng hoảng khí hậu Một nghiên cứu tiết lộ tảng băng ở Greenland đang mất trung bình 30 triệu tấn băng mỗi giờ do khủng hoảng khí hậu, nhiều hơn 20% so với suy đoán trước đây. Ảnh: Getty Images Theo trang The Guardian (Anh), nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature đã sử dụng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo để lập bản...