Windows Store – yếu tố có thể hủy hoại tương lai Windows 8
Không giống như các HĐH trước đây, Windows 8 – HĐH mới nhất của Microsoft có cách tiếp cận ứng dụng rất mới mẻ. Tương tự như người dùng OS di động, người dùng Windows 8 cũng phải vào 1 nơi gọi là chợ ứng dụng. Tại đây, họ có thể tìm kiếm và tải về các ứng dụng để cài cho thiết bị chạy Windows 8 của họ, thay vì tìm kiếm ứng dụng được lưu trữ trên các server từ các nguồn khác nhau trên mạng.
Với người dùng cuối, đây có lẽ là 1 tính năng vô cùng hữu ích. Thế nhưng, Windows Store rất có thể lại là một bức tường rào trì hoãn và ngăn cản thành công của Windows 8, bởi có vẻ như nó đang làm ngăn cách mối quan hệ giữa Microsoft và giới lập trình viên – một đối tượng đóng vai trò then chốt cho thành công của bất kì 1 HĐH nào. Vì sao lại ngăn cách?
Đi ngược truyền thống
Trong lịch sử Windows, một trong những yếu tố giúp cho HĐH của Microsoft có được vị trí thống trị đó chính là tính mở của nó. Khi lập trình viên muốn viết 1 ứng dụng gì cho Windows, họ không cần phải trả bất kì khoản phí nào cho Microsoft. Họ có thể tự do phát triển, viết phần mềm, tự PR trên thế giới net, nội dung của ứng dụng cũng không bị Microsoft kiểm soát. Tính mở này đã giúp cho Windows nhận được một sự hậu thuẫn cực lớn từ cộng đồng lập trình viên, giúp cho Windows có được một kho ứng dụng vô địch mà không đối thủ nào có thể sánh được.
Tuy nhiên, trên Windows 8, mọi chuyện đã bị đảo ngược hoàn toàn. Nếu bạn đọc có theo dõi bài viết về nghề lập trình cho iOS mà GenK giới thiệu cách đây ít lâu, thì công việc lập trình cho Windows 8 cũng tương tự như vậy. Các nhà phát triển muốn viết ứng dụng cho Windows 8 phải đóng 1 khoản phí định kì, phải chia sẻ mức doanh thu cho Microsoft (30%)… Ứng dụng của họ phải vượt qua 1 loạt các hàng rào tiêu chuẩn mà đọc qua chắc hẳn ai cũng phát nản: ứng dụng không được chứa các nội dung nhạy cảm, mang tính phân biệt đối xử, kích động bạo lực, chứa các nội dung khiêu dâm…nói chung là những điều khoản khiến cho bất cứ lập trình viên nào cũng sẽ phải đau đầu để có thể nhớ hết.
Video đang HOT
Đó chính là lý do mà thời gian vừa qua, có không ít các nhà phát triển đã có những động thái chỉ trích Microsoft rất mạnh mẽ, mà mũi dùi chỉ trích là nhằm vào Windows 8. Đáng chú nhất là những lời “cay nghiệt” từ các nhà làm game hùng mạnh nhất thế giới gồm Valve và Blizzard dành cho HĐH này. Valve gọi Windows 8 là “thảm họa cho công nghiệp game PC”, còn Blizzard (nhà sản xuất tựa game StarCraft nổi tiếng) cũng cho rằng Windows 8 không tốt cho các hệ game video.
Tương lai u ám?
Tất nhiên, Microsoft làm ra Windows 8, bởi thế, họ có thể đặt ra bất kì nguyên tắc nào họ muốn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, gã khổng lồ phần mềm đang đi ngược lại với con đường đã đem họ tới thành công. Kho ứng dụng dành cho 1 HĐH là 1 trong các yếu tố quyết định đến thành công của sản phẩm. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong trường hợp của Windows so với Mac trên PC, hay iOS và Android so với Windows Phone hay BlackBerry.
Các thiết bị chạy Windows RT sẽ chỉ cài được ứng dụng từ Windows Store.
Liệu tương lai có u ám với Windows 8?. Có thể nhiều người cho rằng không. Bởi trên Windows 8, ngoài các thiết bị dùng chip ARM và chạy Windows RT sẽ phải cài đặt ứng dụng từ Windows Store, thì PC vẫn có thể sử dụng các ứng dụng ngoài như trước đây trên chế độ Desktop. Lập trình viên vẫn có thể viết ứng dụng như trước đây, không phải qua các tiêu chuẩn của Microsoft, không phải đóng phí…Các ứng dụng này vẫn có thể chạy được trên Windows 8, nhưng đó là ở chế độ Desktop này,
Tuy nhiên, nói tới Windows 8 là nói tới Metro, là các Tile ứng dụng. Chế độ Desktop, nói một cách khác, giống như 1 đứa con bị Microsoft “ghẻ lạnh” chỉ được ưu tiên bằng 1 ô gạch trong hàng loạt các Tile ứng dụng. Việc Microsoft không cho phép người dùng khởi động trực tiếp vào chế độ này cũng đủ cho thấy họ không còn coi trọng chế độ Windows truyền thống nữa. Nếu không tìm ra 1 chính sách phù hợp, Windows Store có thể sẽ chính là yếu tố hủy hoại Windows 8 vốn là cú cá cược vào tương lai của gã khổng lồ phần mềm.
Theo genk
Apple và Intel bắt tay nhau "dìm" Samsung?
Như đã đưa tin, Apple có thể đã có kế hoạch cho việc tiêu diệt vị trí quan trọng của Samsung trong vai trò phân phối phần lớn lượng chip cho các sản phẩm iPhone và iPad của hãng này.
Nhà phân tích Doug Freedman của RBC Capital cho biết rằng: Intel sẽ đồng ý sản xuất chip ARM mà Apple đang dùng trên iPhone, iPod của mình: ARM.
Đổi lại, Apple sẽ đồng ý dùng vi kiến trúc x86 trên iPad.
Theo Freedman, nhu cầu cho các wafer SoC 12-inch (tấm bản mạch để sản xuất hệ thống trên chip) của Apple vào năm 2013 có thể lên tới 415.000 đơn vị, vượt quá khả năng cung cấp của Samsung.
Ông viết: "Tôi tin rằng, Intel có khả năng vượt trội để trở thành nguồn cung cấp thay thế cho việc thiếu hụt nguồn cung [chip cho thiết bị di động của Apple]", vượt trội hơn TSMC và GlobalFoudries (2 nhà gia công chip hàng đầu thế giới). Ông cũng dự đoán rằng doanh thu của hãng nhận được hợp đồng gia công chip cho Apple sẽ rơi vào khoảng 2 tỷ USD trong năm 2013, và hãng đó sẽ tiêu thụ được 415.000 wafer với giá 5.000 USD/đơn vị.
Có thể thấy, nếu thỏa thuận trên có thật thì đó là sự nhún nhường nhất định của cả hai hãng để đạt được một số mục tiêu "đau đầu" hơn.
Với Apple, tuy đang tấn công Samsung mạnh mẽ ở tòa án và đã khiến Samsung phải chịu mức án bồi thường 1 tỷ USD, nhưng hãng đang bị phụ thuộc vào việc cung ứng chip dành cho smartphone và tablet của Samsung. Mới đây, Samsung đã cho thấy phần nào sự phụ thuộc đó khi tuyên bố tăng giá chip xuất xưởng cho Apple.
Chấp nhận sử dụng chip x86 trên iPad, Apple sẽ phải viết lại toàn bộ chương trình sử dụng trên thiết bị này. Đồng thời, các ứng dụng iOS hiện tại dành cho iPad có thể sẽ không chạy được trên iPad x86, hoặc chạy không được tốt như trên iPad hiện tại. Cũng nên nhớ rằng, hãng phần mềm lớn nhất thế giới là Microsoft cũng không có cách nào giúp ứng dụng Windows cũ (dùng x86) chạy tốt trên Windows RT dùng vi kiến trúc ARM.
Còn Intel, hãng này đang rất đau đầu tìm cách để tấn công xuống thị trường chip ARM đang phát triển cực kỳ năng động hiện tại. Hơn nữa, nếu để cơ hội vuột mất, Intel có thể sẽ bị Samsung vượt qua ở thị trường này, khi mà dự tính của Samsung là hãng này sẽ chiếm tới 40% thị trường vào năm 2014.
Tuy thế, Intel cũng phải chịu mất mát khi sản xuất chip cho thiết bị di động của Apple. Bởi ở một thị trường chip ARM cạnh tranh cực nóng, lợi nhuận mà Intel thu được sẽ ít hơn nhiều so với thị trường chip x86 mà hãng đang độc bá. Phải phân bổ nguồn lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu cực cao của Apple, Intel sẽ mất mát một phần lợi nhuận.
Hiện tại, chip x86 của Intel đang được dùng trên các sản phẩm laptop của Apple.
Theo Genk
iPhone sẽ dùng chip của Intel? Apple đang đứng ở tình thế tiến thoãi lưỡng nan với các vi xử lí di động của họ bởi mặc dù Táo Khuyết tự thiết kế các chip cho iPhone, iPad và iPod Touch nhưng gã khổng lồ này vẫn phải hoàn toàn dựa dẫm vào Samsung để gia công chúng. Chắc chắn đây không phải là sự hợp tác vững bền,...