‘Windows Phone 8 là cơ hội cho lập trình viên Việt Nam’
“Sinh sau đẻ muộn” so với iOS hay Android nên Microsoft đang rất muốn tìm kiếm các lập trình viên tài năng ở những thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Việt Nam.
So với những kho ứng dụng đang gần đạt đến độ “bão hòa” như iOS hay Android thì việc tìm kiếm ở những thị trường mới của Windows Phone 8 là hướng đi có lợi cho các lập trình viên Việt Nam.
Là 2 trong số 25 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft cho tiếp cận với Windows Phone 8 từ ngày 15 đến 20/10/2012, ông Nguyễn Duy Vũ (chuyên viên) cùng ông Nguyễn Tất Đắc, Giám đốc Trung tâm Điện toán di dộng công ty FPT Software đã có cơ hội dùng thử bộ công cụ phát triển phần mềm ( SDK) của Microsoft trước khi ra mắt. Với những trải nghiệm thực tế, hai chuyên gia này đánh giá Windows Phone 8 sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho các lập trình viên mới tại Việt Nam thử sức.
Hiện tại, việc phát triển một ứng dụng điện thoại trên nền tảng nào cũng rất dễ dàng và thuận tiện, việc học ngôn ngữ, công cụ phát triển đều có rất nhiều sự lựa chọn tối ưu. Với công nghệ của Microsoft thì việc này lại càng dễ dàng hơn rất nhiều. Bản SDK của Windows Phone 8 dành cho việc lập trình đã bao gồm luôn cả công cụ để phát triển như Visual Studio Express 2012 với đầy đủ các chức năng (thiết kế giao diện với Blend) sẽ giúp các lập trình viên dễ dàng hơn trong quá trình đưa ra những ứng dụng mới.
Video đang HOT
Ngoài việc phát triển ứng dụng với XAML như trên Windows Phone 7 thì với hệ điều hành mới, các lập trình viên còn có thể phát triển với HTML5 và javascript. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tốt vẫn là chưa đủ, ông Nguyễn Tất Đắc chia sẻ: “Hệ điều hành này ra đời là cơ hội lớn cho các bạn trẻ nhưng nó cũng đầy những thách thức trước mắt như việc phải đưa ra những ý tưởng mới, làm sao để ứng dụng thu hút và mang đến tiện ích cho người dùng tốt nhất. Hiện nay việc đưa ra được ý tưởng sáng tạo nhưng lại vừa hữu ích là điều không dễ dàng”.
Tạo ứng dụng trực quan trên Visual Studio 2012.
Với kho ứng dụng (Marketplace) đang có khoảng 80.000 ứng dụng, một con số khá ít so với iOS hay Android nên Microsoft rất mong muốn kho ứng dụng này phát triển nhanh chóng trong thời gian tới. Tập đoàn này đã có những hoạt động để giới thiệu đến người dùng và các lập trình viên Việt Nam qua 2 buổi ra mắt VietNam TechDay tại TP HCM và Hà Nội. Microsoft tỏ rõ mong muốn tìm ra những lập trình viên tại Việt Nam sẽ là trợ thủ đắc lực cho việc phát triển kho ứng dụng của họ trong thời gian tới.
Theo thống kê của IDC về thị phần sử dụng hệ điều hành trên điện thoại di động, Windows Phone hiện chỉ ở mức 5,2%, khá thấp so với iOS là 17% hay Android 68%. Tuy nhiên, theo những cập nhật gần đây lượng người dùng Android với iOS đang có chiều hướng giảm và được dự báo đến năm 2016 tất cả các nền tảng trên điện thoại di động đều dừng hoặc giảm, chỉ có duy nhất Windows Phone sẽ tăng lên và chạm mốc khoảng 19,2%.
Theo VNE
Xu hướng lập trình phần mềm theo Agile
Dự án phát triển phần mềm tiêu biểu trên thế giới theo phương pháp Agile là Chrome với khả năng cập nhật phiên bản mới liên tục. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có xu hướng phát triển phần mềm theo phương pháp này.
Ông Dương Trọng Tấn, admin diễn đàn Scrum Hà Nội (Scrum là phương pháp quản lý dự án phần mềm theo Agile), cho biết, phương pháp pháp triển phần mềm Agile đã được các công ty trên thế giới áp dụng được hơn 10 năm. Tại Việt Nam, hai năm gần đây, nhiều công ty phần mềm bắt đầu chú ý tới phương pháp này vì giúp rút ngắn quá trình phát triển một phần mềm, nhanh có sản phẩm đưa ra thị trường, tối ưu hóa đầu tư.
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch Đại học FPT, nguyên Chủ tịch FPT Software, chia sẻ về quản lý dự án phần mềm theo Agile tại Hanoi Scrum Day 2012. Ảnh: Hải Mỹ.
Với phương pháp phát triển phần mềm truyền thống là "waterfall" hay "RUP", thời gian hoàn thiện hay nâng cấp một phiên bản phần mềm thường kéo dài gần một năm trời, như Windows hay nhiều phần mềm khác, thường một năm thậm chí hơn, các công ty mới cho ra một bản nâng cấp. Với phần mềm được phát triển theo Agile tiêu biểu như Chrome, một năm, trình duyệt này cho ra vài ba bản nâng cấp. Thậm chí "chỉ mất một tuần để cho ra sản phẩm đầu tiên rồi một tuần sau lại ra một bản cập nhật, cứ liên tục như vậy", anh Tấn cho biết. "Với xu hướng mobile hóa như hiện nay, phát triển phần mềm/ứng dụng theo Agile là rất phù hợp để nhanh có sản phẩm đưa ra thị trường".
Theo ông Vũ Trí Nhân, diễn đàn Agile Việt Nam, Agile không chỉ mang lại hiệu quả cho công ty phần mềm mà nhiều khách hàng nước ngoài khi hợp tác với doanh nghiệp trong nước cũng yêu cầu phải làm việc theo phương pháp này. Đó là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển sang Agile.
Theo ước tính của ông Nhân, mỗi hoạt động offline của Agile Việt Nam đều có đến 50% là thành viên mới, cho thấy số doanh nghiệp quan tâm đến Agile ngày càng đông. Vì vậy, sinh viên CNTT trong nước nên sớm tìm hiểu về Agile cũng như tham gia các hoạt động liên quan đến Agile để tăng cơ hội tìm việc trong ngành phần mềm sau khi ra trường.
Nguyễn Thiện Chính, sinh viên năm cuối Đại học FPT đã tham gia dự án phát triển phần mềm theo Agile, cho biết, phương pháp này giúp anh rất nhanh làm quen với môi trường trong doanh nghiệp vì được lập trình ngay cùng với các kỹ sư lập trình trong nhóm, thậm chí, hai người cùng "code" trên một máy, do đó rất nhanh tiến bộ.
Hôm qua (9/12), hội thảo ScrumDay Việt Nam đã được tổ chức tại Đại học FPT. Đây là lần đầu tiên một hội thảo về Agile được tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo tập trung vào các nội dung phát triển phần mềm từ quản lý phát triển sản phẩm, kỹ thuật, công cụ, quy trình, cho đến chiến lược phát triển sản phẩm dựa trên triết lý Agile.
Theo VNE
Muôn mặt kho ứng dụng di động Vào ngày 7 tháng 3 năm 2012, trang web chính thức của Apple đã công bố kho ứng dụng App Store của hãng đã đạt 25 tỷ lượt tải về và sở hữu hơn 650.000 ứng dụng các loại (bao gồm game, ứng dụng...). Nhắc đến các kho ứng dụng (chợ ứng dụng) hàng đầu hiện nay thì App Store của Apple chắc...