Windows 8 sẽ giúp ultrabook đạt doanh số 21 triệu chiếc năm nay
Thị trường Bắc Mỹ đang chiếm tới một nửa doanh số ultrabook trên toàn thế giới, tiếp theo mới đến Tây Âu và các thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Windows 8 sẽ giúp doanh số ultrabook tăng nhanh. Ảnh: Tuấn Hưng.
Doanh số bán ultrabook kể từ khi ra mắt chưa bao giờ thực sự làm hài lòng các nhà sản xuất. Nhiều nguyên nhân được đưa ra như giá cao hơn nhiều so với dự kiến, sự cạnh tranh từ MacBook Air, máy tính xách tay truyền thống giá tốt hơn và đặc biệt là người dùng trước đó đã chờ đợi sự ra mắt của hệ điều hành Windows 8, theo BGR.
Tuy nhiên, sau khi sản phẩm mới của Microsoft ra mắt vào ngày 26/10 vừa qua, con số ước tính doanh số bán hàng của ultrabook vào cuối năm nay sẽ tăng lên đến 21 triệu chiếc. Nghiên cứu này được thực hiện bởi ABI Research kèm theo lưu ý rằng thị trường Bắc Mỹ đang chiếm tới một nửa doanh số ultrabook trên toàn thế giới, tiếp theo mới đến Tây Âu và các thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Một trong những yếu tố lớn nhất cản trở doanh số bán hàng ultrabook là tâm lý chờ đợi Windows 8″, thông cáo của ABI Research có đoạn. Tuy nhiên, sau sự ra mắt của hệ điều hành này, hiệu ứng từ người dùng lại có thể chuyển biến ngược và tăng lên gấp đôi. Hơn nữa, sự phong phú trong các phiên bản mới có thêm các tính năng như cảm ứng, lật và giá các dòng cũ giảm sẽ là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua máy của người dùng.
Video đang HOT
Windows 8 là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft tối ưu cho cảm ứng nhưng vẫn giữ lại những nét truyền thống so với các thế hệ cũ. Trong thời kỳ các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng thì bước đi của hãng phần mềm Mỹ được cho là rất đúng đắn và tạo một cú hích cần thiết cho thị trường PC đang tăng trưởng chậm.
Theo VNE
Microsoft cần bao nhiêu năm nữa để "phục thù"
Bài viết về những cơn ác mộng đang đe dọa Microsoft và CEO Steve Ballmer của trang BusinessInsider nhận được rất nhiều sự quan tâm và phản hồi của cộng đồng công nghệ.
Bài viết này cho rằng rất nhiều trào lưu công nghệ khổng lồ đang chống lại Microsoft và công ty chưa làm đủ tốt để giúp tài sản của mình lớn mạnh.
Một số người đồng ý với quan điểm trên. Và cả Thung lũng Sillicon cũng đang bớt kỳ vọng vào Microsoft.
Một số khác, thì nhớ lại danh hiệu "Kẻ theo đuổi thần tốc" của Microsoft vào những năm 1990, khi hãng này từ kẻ chân ướt chân ráo biến thành ông vua của thị trường PC. Những người này cho rằng, Microsoft dù đang ở sau nhưng sẽ sớm tiêu diệt các công ty "hàng tiêu dùng" như Apple và Google, với cái cách mà hãng làm cách đây 2 thập kỷ.
Tuy thế, cách tiếp cận thứ 2 dường như đang ngày càng trở nên hư ảo hơn. Microsoft thực sự là một đối thủ cực mạnh, nhưng thị trường dường như đang xoay lưng lại với hãng.
Ví như ở thị trường Internet, Microsoft hiện vẫn đang ở chế độ "phục thù" sau 17 năm, và hãng vẫn còn cách công ty hàng đầu (Google) một khoảng cách cực xa. Ở thị trường di động, Microsoft hiện đang ở vị trí thứ 4 xa xôi. Trong khi đó, chỉ riêng ngành kinh doanh iPhone của Apple, thứ mới chỉ có lịch sử 6 năm, đã lớn hơn cả công ty Microsoft.
Quý 4 năm 2011 (tính tới tháng 12), ngành kinh doanh iPhone của Apple tạo ra doanh thu 24,4 tỷ USD. Trong khi đó, cả công ty Microsoft chỉ thu về được 20,9 tỷ USD doanh thu. Ước tính về lợi nhuận, ngành iPhone tạo ra khoảng 9,3 tỷ USD cho Apple, còn Microsoft chỉ thu về được 8,2 tỷ USD.
Thật sự thi Microsoft đang rất mạnh ở thị trường doanh nghiệp. Và Apple cũng như Google chỉ mới là những "kẻ tập đi" ở thị trường này. Nhưng, cũng nên nhớ rằng khu vực doanh nghiệp đang có những thay đổi mạnh mẽ.
Chính sách "người tiêu dùng hóa" trong các doanh nghiệp đang cho phép người dùng tự quyết định các quy trình về công nghệ thông tin, chứ không còn là bộ phận công nghệ của các công ty nữa. Và chính sách "Tự mang thiết bị"* cũng cho phép một số lượng khổng lồ iPhone và iPad được mang vào các doanh nghiệp.
Hy vọng lớn nhất của Microsoft là tiếp tục giữ vững chắc thế mạnh ở thị trường doanh nghiệp và tiếp tục kiếm tiền từ đó. Nhưng ngay cả ở đó, Microsoft cũng phải dè chừng sự gia tăng của điện toán đám mây trên nền ứng dụng và di động, mảng mà Microsoft không thể điều khiển.
Thập niên 1990, Microsoft thường nói rằng PC là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các thiết bị ngoại vi đều phải được PC điều khiển. Điều đó đã từng đúng. Nhưng giờ không hẳn là thế. Hiện tại, đám mây điện toán là trung tâm thế giới.
Và PC, cũng chỉ là một trong số hàng trăm, hàng chục loại thiết bị chạy trên nó.
*Tự mang thiết bị: (Bring Your Own Device) Chinh sách cho phép nhân viên tự mang theo thiết bị của mình tới công ty để làm việc. Thay vì việc công ty cấp phát tất cả các thiết bị như Di động, PC, Laptop, máy tính bảng cho nhân viên.
Theo Genk
NPD: doanh số Windows sụt giảm 21% vì... Windows 8 Những tưởng việc ra mắt Windows 8 sẽ giúp Windows cải thiện được doanh thu của Windows, tuy nhiên theo con số thống kê thì doanh số bán hàng của Windows đã sụt giảm 21% kể từ thời điểm Windows 8 chính thức được trình làng. Người dùng có vẻ như vẫn chưa quen với những điều mới mẻ trên Windows 8. Cụ...