Windows 10X là gì và tại sao nó lại là tương lai của phần mềm Microsoft?
Hãy chào đón thành viên mới nhất trong gia đình hệ điều hành của Microsoft: Windows 10X. Windows 10X sẽ lần đầu xuất hiện trên chiếc Surface Neo ra mắt năm 2020.
Nhưng ngay lúc này, nó đã cho chúng ta thấy rất nhiều về tương lai của Windows trên nhiều loại thiết bị khác nhau – và bài viết dưới đây, tổng hợp từ trang Gizmodo, sẽ xoay quanh mọi thứ bạn cần biết về hướng đi mới mà Microsoft đang thực hiện trên Windows.
Nói ngắn gọn, Windows 10X là thành quả đầu tiên trong nỗ lực của Microsoft nhằm giúp việc sử dụng Windows ở khắp mọi nơi trở nên dễ dàng hơn – trên Xbox, laptop, và có lẽ một ngày nào đó là chiếc điện thoại của bạn nữa. Hệ điều hành mới được xây dựng trên nền tảng cơ bản hoặc cốt lõi của Windows 10, vốn được biết đến với tên gọi Windows Core OS.
Hiện có rất ít thông tin chính thức về Windows Core OS, nhưng bạn có thể tưởng tượng như sau: nó như là những viên gạch ban đầu để tạo nên hệ điều hành Windows mới thế hệ tiếp theo, được lược bỏ đi chỉ còn những thành phần thiết yếu nhất, từ đó Microsoft có thể “đắp” lên trên bất kỳ thứ gì họ cần để có thể đưa Windows lên một form factor mới.
Ví dụ, với một form factor như headset AR hay các tablet màn hình kép, Microsoft có thể phát triển Windows 10X bằng cách phát triển trên nền Windows Core OS, thay vì phải bắt đầu lại từ con số 0.
Windows Core OS đi chung với các ứng dụng Universal Windows Platform (UWP), và được thiết kế để chạy xuyên suốt nhiều loại phần cứng, từ headset HoloLens đến Surface 2-trong-1. Có nghĩa là việc chia sẻ mã nguồn giữa Xbox và Windows 10 trong vài năm qua có thể được áp dụng đối với cả những thiết bị mới và các nền tảng mới nữa.
Quan trọng hơn, Windows Core OS là hệ điều hành dạng mô-đun. Từng thành phần bổ sung vốn không có trong Core OS có thể được “lắp vào” – như khả năng hỗ trợ các ứng dụng desktop cổ điển Win32 chẳng hạn (Microsoft đã thêm vào Windows 10X). Và đây mới là phần thú vị: mô-đun Win32 này có thể được tắt đi khi không sử dụng, giúp cải thiện thời lượng pin trên chiếc tablet màn hình kép của bạn.
Theo Phó chủ tịch Eran Megiddo của Microsoft thì hãng không bắt đầu lại từ đầu với một hệ điều hành hoàn toàn mới, thay vào đó, hướng tiếp cận mới của họ là một sự tiến hóa từ những thứ họ đã và đang đạt được với Windows 10 trong vài năm qua.
Video đang HOT
“…Có một tập hợp các công nghệ chung trong Windows 10 có thể được áp dụng cho một loạt các thiết bị từ dành cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp, đến cho các ngành công nghiệp. Trong nội bộ chúng tôi gọi những công nghệ chung này là ‘One Core’, nhưng điều quan trọng nhất với người dùng là những thứ chúng mang lại”.
Windows 10X được thiết kế đặc biệt dành cho các thiết bị màn hình kép mới, và sẽ không được mang lên các máy tính để bàn hay laptop – ít nhất là chưa. Nó được thiết kế để cho phép người dùng làm việc trên hai màn hình cùng lúc, và hai màn hình này liên kết mượt mà với nhau, nhưng vẫn có một giao diện người dùng quen thuộc với những người đã từng dùng Windows.
Chúng ta mới chỉ thấy Windows 10X dưới dạng preview mà thôi, nhưng nhiêu đó cũng đủ tiết lộ một vài “mánh” thú vị mà Windows 10X sẽ mang lại. Ví dụ, bấm vào một link trong Outlook, nó sẽ tự động mở ra trên màn hình thứ hai thay vì màn hình hiện tại. Hệ điều hành này còn có một thứ mà Microsoft gọi là WonderBar, giống như Touch Bar của macOS nhưng được “uống nước tăng lực” – nó sẽ hiện ra mỗi khi phát hiện có một bàn phím Bluetooth hoặc bàn phím do Microsoft cung cấp.
Bên cạnh Windows Core OS, Microsoft còn đang phát triển một thứ gọi là Cshell, hay Composable Shell. Dự án này tập trung vào một giao diện người dùng có thể thích ứng với bất kỳ màn hình ở bất kỳ kích cỡ nào, theo cách mượt mà hơn so với cách các thiết bị Surface hiện tại chuyển đổi giữa chế độ desktop và tablet. VỚi Core OS, các thành phần khác nhau của giao diện người dùng sẽ được bật hoặc tắt tùy thuộc vào những thay đổi trong form factor (tất nhiên, như vậy sẽ rất tiện dụng đối với các thiết bị màn hình gập).
Windows 10X vẫn đang trong quá trình phát triển, đó là lý do tại sao chiếc Surface Duo lại chạy Android với giao diện tương tự Windows, thay vì chạy Windows hoàn chỉnh – nhưng bạn có thể thấy mọi chuyện sẽ thay đổi trong tương lai. Khong chỉ trải nghiệm người dùng sẽ trở nên trực quan và quen thuộc hơn, mà các kỹ sư và các nhà phát triển ứng dụng cũng sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tạo ra các ứng dụng cho hệ điều hành mới.
Các thiết bị Windows 10X cũng sẽ được phát triển bởi Dell, HP, Lenovo, và ASUS, nhưng vẫn còn nhiều năm nữa chúng mới xuất hiện – có nghĩa là sẽ có rất nheieuf thời gian để Windows Core OS và Windows 10X phát triển xa hơn nữa. Dù vậy mỗi thay đổi diễn ra trên Windows 10X sẽ chỉ được dùng cho form factor của chính nó, và Microsoft đã khẳng định Windows 10X sẽ không được mang lên desktop và laptop truyền thống.
Tất cả những điều này khiến hội nghị nhà phát triển Microsoft BUILD diễn ra vào tháng 5 năm sau trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. CHúng ta sẽ được nghe nhiều hơn về Windows 10X và các công nghệ cốt lõi bên dưới, và những phương thức Microsoft sử dụng để phát triển Windows cho nhiều thiết bị khác nữa. Những thiết bị này bao gồm HoloLens 2 và Surface Hub 2X – cả hai đều đang chạy phần mềm dựa trên Windows Core OS.
Theo GenK
Hệ điều hành Windows không còn giữ vị trí "sống còn" trong chiến lược của Microsoft
Giờ đây, các phần mềm, ứng dụng và dịch vụ mới là ưu tiên hàng đầu của công ty công nghệ có trụ sở tại Redmond, Hoa Kỳ này. "Hệ điều hành không còn là ưu tiên số một đối với công ty chúng tôi nữa".
Là thông điệp mà CEO Microsoft, ông Satya Nadella muốn gửi gắm tại sự kiện phần cứng diễn ra vào tối 2/10.
Microsoft đã có một ngày ra mắt đầy ấn tượng với dòng sản phẩm thuộc thương hiệu Surface. Công ty đã giới thiệu hàng loạt sản phẩm phần cứng mới cho mùa lễ hội - mùa mua sắm cuối năm, cùng với việc hé lộ một số chi tiết rất hấp dẫn về các thiết bị điện toán hai màn hình, gồm điện thoại Surface Duo và tablet Surface Neo, sẽ ra mắt vào năm tới.
Tuy nhiên, một trong những điều gây ấn tượng nhất chính là tuyên bố mà CEO Nadella của Microsoft trong cuộc phỏng vấn với phóng viên chuyên trang công nghệ Wired. Nadella tiết lộ, "Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi giờ đây là mô hình phát triển và kinh doanh ứng dụng, cùng những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong suốt hàng chục năm qua". Điều này đã một lần nữa củng cố nhận định rằng Windows không còn giữ vị trí quá quan trọng trong chiến lược của Microsoft. "Việc làm thế nào để viết một ứng dụng chạy được trên cả điện thoại Surface Duo (chạy hệ điều hành Android - ND) và máy tính bảng Neo (chạy hệ điều hành Windows 10X - ND) sẽ quan trọng hơn là việc nghĩ xem làm thế nào để viết một ứng dụng chỉ chạy được trên nền tảng Windows hoặc Android, bởi đã có Microsoft Graph," vị CEO chia sẻ.
Lẽ dĩ nhiên, ông đã nói đúng, và đó cũng là thông điệp mà Microsoft đã phát đi từ khi Nadella tiếp quản vị trí CEO của Microsoft hơn 5 năm trước. Nadella đã "xốc" lại bộ phận phát triển Windows của Microsoft vào năm ngoái, dẫn đến sự ra đi của cựu giám đốc mảng Windows, ông Terry Myerson. Đồng thời, nhóm phát triển chính của Windows cũng được điều chuyển sang bộ phận đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty. Microsoft đã sẵn sàng cho một kỷ nguyên "hậu Windows", và điều này đang ngày càng hiện hữu sau sự kiện đêm qua.
Windows hiện vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Microsoft, nhưng sẽ không phải là tương lai của công ty này. Nadella đã phát đi thông điệp trên bằng cách tập trung phát triển Microsoft Graph, một tập hợp các giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp kết nối các thiết bị phần cứng với các dịch vụ đám mây của Microsoft, đóng vai trò "cửa ngõ" quan trọng dẫn vào hệ sinh thái Windows, Office 365 và Azure. Có thông tin cho rằng Microsoft đang hợp tác với Google để tích hợp Graph sâu hơn vào hệ điều hành Android.
Microsoft vẫn chưa đề cập rõ ràng tới mối quan hệ hợp tác với Google tại sự kiện Surface vừa qua, song công ty đã giới thiệu chiếc điện thoại thông minh Surface Duo chạy hệ điều hành Android. Đây đúng là một bước chuyển quan trọng, và cũng là sự "trở về" với mảng smartphone của Microsoft, chỉ là lần này sản phẩm của Microsoft không chạy hệ điều hành Windows. Giờ đây Microsoft đã trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại Android. Giám đốc sản phẩm của Microsoft, ông Panos Panay, đã rất hào hứng chia sẻ về nguyên nhân đằng sau quyết định này, "Android có hàng trăm nghìn ứng dụng hoạt động trên đó. Mọi thứ rất đơn giản. Người dùng cần ứng dụng, vậy thôi."
Những chiếc smartphone chạy hệ điều hành Windows đã thất bại bởi chúng thiếu quá nhiều ứng dụng quan trọng; và đó là lý do Microsoft quay sang hợp tác với Google, để những mẫu smartphone của hãng sẽ có quyền truy cập vào cửa hàng Play Store và thậm chí là nhiều hơn thế nữa. Microsoft đã phần nào hé lộ rằng họ đang hợp tác trực tiếp với Google để phát triển Android dành cho các thiết bị hai màn hình, và họ đang cải tiến một số API của Android để nâng cao trải nghiệm trên các thiết bị dạng này.
Điều đó đồng nghĩa với việc Microsoft đang không chỉ sử dụng nền tảng của Android mà còn đóng góp ngược trở lại cho Dự án Mã nguồn mở Android (Android Open Source Project - AOSP), tương tự như cách mà công ty đang sử dụng và cải tiến ngược trở lại cho dự án Chromium. Nếu mọi việc đúng là như vậy, thì rõ ràng tương lai của Microsoft đang phụ thuộc vào các dòng mã của Google. Nhưng với Panay, Windows có vẻ như không còn là một thứ gì đó quá quan trọng nữa.
"Không, không, không, không, không, không, không, không," Panay thốt lên khi được hỏi liệu Android có phải là tương lai của Microsoft hay không. "Bạn cần phải cung cấp cho người dùng những thứ họ muốn trên những nền tảng mà họ đang có. Chúng tôi đã nhận ra điều này - hoặc là bạn đặt một hệ điều hành tốt lên một thiết bị không phù hợp hoặc ngược lại. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn hệ điều hành tốt nhất để đặt lên cái nền tảng mà người dùng đang sử dụng? Trong trường hợp này, với các thiết bị di động, thì hệ điều hành Android rõ ràng là sự lựa chọn hợp lý hơn cả. Nhưng đối với những thiết bị có màn hình "lớn hơn", thì Windows vẫn là số một."
Windows hiện vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả những người đang sử dụng nó, nhưng Nadella hiểu rằng điều đó sẽ không còn kéo dài lâu nữa. Các người dùng doanh nghiệp vẫn phải dựa vào Windows để sử dụng những ứng dụng desktop truyền thống như Microsoft Office và nhiều phần mềm khác nữa. Song ở phần còn lại của thế giới điện toán, đa số mọi người đã chuyển sang các thiết bị di động. Các ứng dụng thì ngày càng được thiết kế theo hướng hoạt động đa nền tảng hơn, bên cạnh đó chúng còn dựa vào các công nghệ web thay cho môi trường của từng hệ điều hành cụ thể. Microsoft đã "bắt kịp" xu thế này bằng cách cho ra mắt hàng loạt ứng dụng Android và iOS. Cụ thể hơn, hãng đã đưa Office lên iPad từ gần 5 năm trước.
Microsoft hiện đang tập trung vào việc đảm bảo các ứng dụng (và cũng là các dịch vụ) như Office và Microsoft Teams có thể hoạt động trơn tru trên mọi nền tảng hệ điều hành. Điều đó đồng nghĩa với việc phát triển và cải tiến Windows không còn là mục tiêu quá quan trọng với công ty như trước, và thay vào đó, họ dành sự chú ý tới việc góp phần cải thiện nền tảng Android và Chromium để các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft có thể hoạt động tốt hơn. Panay gọi đây là việc "tạo ra các API giúp mang đến những trải nghiệm thần kỳ trên các thiết bị hai màn hình," và nếu Microsoft thành công, thì chúng ta có thể sẽ được chứng kiến sự tích hợp chặt chẽ giữa Windows và Android hơn bao giờ hết.
Làm thế nào để Microsoft có thể cùng Google đạt được mục tiêu trên, điều đó vẫn còn đang là một dấu hỏi. Nhưng Nadella mô tả đây sẽ là "một mô hình ứng dụng mang tới trải nghiệm xuyên suốt trên nhiều thiết bị". Tại sự kiện Surface hôm qua, Microsoft chỉ chia sẻ thông tin ở mức tối thiểu, và hứa sẽ cung cấp thêm thông tin về phần mềm của dự án trong một vài tháng tới và tại hội nghị dành cho các nhà phát triển Build vào năm sau. Nếu Google sẵn lòng "mở cửa" Android để tích hợp chặt chẽ hơn với Windows, thì chắc chắn ở chiều ngược lại, Google cũng sẽ mong muốn được quyền tiếp cận sâu hơn vào nền tảng Windows của Microsoft.
Microsoft hiện đã coi Android là nền tảng tương đương với Windows hoạt động trên các thiết bị di động, do đó nếu sự hợp tác này thành công, thì có thể chúng ta có được những ứng dụng Google được tối ưu hoá tốt hơn cho Windows, hoặc Microsoft sẽ cho phép người dùng Windows sử dụng Google làm bộ máy tìm kiếm mặc định trên thanh tìm kiếm của hệ điều hành này. Trong suốt nhiều năm qua, Microsoft đã luôn cố gắng ép buộc người dùng Windows sử dụng các phần mềm và dịch vụ của Microsoft theo mặc định, còn Google thì tìm mọi cách để "hạ bệ" Windows Phone và trình duyệt Edge của Microsoft. Đã đến lúc hai công ty cần bắt tay nhau và cung cấp giải pháp phần mềm tốt nhất dành cho tập khách hàng chung của mình.
Những hé lộ không-hề-nhỏ của Nadella về tương lai của Windows vẫn chưa có nhiều ý nghĩa ở thời điểm hiện tại, nhưng rõ ràng Microsoft đang muốn "làm bạn" với ngày càng nhiều công ty công nghệ khác nhằm đảm bảo các ứng dụng, dịch vụ và thậm chí là cả phần cứng của hãng hoạt động một cách tối ưu nhất, dù trên nền tảng hệ điều hành nào. Còn về Windows, hệ điều hành này chắc chắn sẽ không thể "chết", nhưng đang dần chiếm vị trí thấp hơn trong danh sách ưu tiên của Microsoft.
Theo GenK
Microsoft phát triển Windows 10X cho màn hình gập Microsoft dự kiến sẽ tiết lộ thiết bị Surface màn hình kép của mình tại sự kiện ngày mai. Kèm theo đó là một hệ điều hành mới toanh: Windows 10X. Thiết bị Surface màn hình kép này sẽ không chạy HĐH Windows 10 thông thường, thay vào đó, nó sẽ chạy HĐH mới có tên Windows 10X. Theo @evleaks, HĐH Windows 10X...