Wikileaks “tố” Mỹ nghe lén họp mật tại dinh Thủ tướng Nhật
Mỹ đã do thám các quan chức nội các của chính phủ Nhật Bản, cũng như các ngân hàng và công ty lớn nước này, trong đó có tập đoàn Mitsubishi, trang web Wikileaks tiết lộ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Hãng tin BBC cho biết, các tài liệu do Wikileaks công bố đã liệt kê 35 số điện thoại bị Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ( NSA) nghe lén. Theo Wikileaks, hoạt động lo thái đã diễn ra trong ít nhất 8 năm.
Wikileaks trước đó đã công bố các tài liệu cho thấy Mỹ do thám Đức, Pháp, Brazil. Tất cả đều là các đồng minh của Mỹ.
Một tuyên bố của Wikileaks cho biết các tiết lộ mới nhất “chứng minh độ sâu rộng của các hoạt động của Mỹ đối với chính phủ Nhật Bản”.
Video đang HOT
Tài liệu của Wikileaks, đánh dấu “tuyệt mật”, được cho là tiết lộ rằng Mỹ nghe lén các cuộc điện thoại của các văn phòng và các bộ ngành thuộc chính phủ Nhật Bản.
Theo Wikileaks, Mỹ biết các cuộc thảo luận nội bộ của của Nhật về các vấn đề như đàm phán thương mại, chính sách khí hậu, chính sách năng lượng và hạt nhân, cũng như nội dung một cuộc họp mật tại dinh thự chính thức của Thủ tướng Shinzo Abe.
Mỹ cũng do thám các quan chức của Ngân hàng Nhật Bản và các công ty Mitsubishi và Matsui của Nhật.
Wikileaks cho biết, NSA chia sẻ thông tin thu thập được với Úc, Canada, Anh, New Zealand – được gọi là nhóm “5 mắt”.
Nhật Bản là một trong những đồng minh chủ chốt của Washington tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và họ thường xuyên tham vấn về các vấn đề kinh tế, thương mại và quốc phòng.
Hiện Nhật Bản chưa có bình luận gì về các thông tin mới nhất.
An Bình
Theo dantri
NSA lại tiếp tục do thám 2 Bộ trưởng Tài chính Pháp?
Khi vụ lùm xùm cáo buộc NSA do thám 3 đời Tổng thống Pháp chưa kịp lắng xuống thì mới đây WikiLeaks lại đưa ra thêm một báo cáo mới cho rằng cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã nghe lén các thông tin liên lạc của hai Bộ trưởng Tài chính Pháp, đồng thời thu thập thông tin về hợp đồng xuất nhập khẩu của nước này.
WikiLeaks cho biết đối tượng tiếp theo mà NSA nhắm vào giới chức Pháp là hai ông Francois Baroin và Pierre Moscovici, những người từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Tài chính Pháp trong khoảng thời gian từ năm 2011-2014.
Cáo buộc này được WikiLeaks đưa ra chỉ vài ngày say khi tổ chức này khẳng định Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã do thám 3 đời Tổng thống Pháp từ năm 2006 đến tháng 5-2012, khiến Paris lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động không chấp nhận được từ một đồng minh như Washington.
Lần này Wikileaks còn cho biết, trong một tài liệu từ năm 2002 được bổ sung năm 2012, NSA đã yêu cầu các cơ quan tình báo các nước Australia, Anh, Canada, và New Zealand thu thập thông tin về các hợp đồng xuất khẩu mà Pháp dự định triển khai, trị giá hơn 200 triệu USD trong các lĩnh vực viễn thông, điện lực, năng lượng hạt nhân, vận tải và y tế. Tuy nhiên, không có tên công ty nào của Pháp được ghi cụ thể trong tài liệu.
NSA lại tiếp tục do thám 2 Bộ trưởng Tài chính Pháp?
Ngoài ra, trong tài liệu xuất hiện một bản tóm tắt cuộc điện thoại giữa ông Moscovici, hiện là Ủy viên Kinh tế của Liên minh châu Âu, và một thượng nghị sĩ thảo luận về tình trạng yếu kém của nền kinh tế Pháp và các cuộc đàm phán ngân sách liên tục.
Trước đó, hôm 24-6, ngay sau khi WikiLeaks cáo buộc NSA do thám 3 Tổng thống Pháp, ông Moscovici đã viết lên tài khoản Twitter của mình rằng ông sẽ bị sốc nếu đúng bị theo dõi như vậy, đồng thời sẽ yêu cầu một lời giải thích từ các nhà chức trách Mỹ. "Không thể chấp nhận được hành động từ một đồng minh, một người bạn".
Cả phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Pháp và Mỹ chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về báo cáo mới của WikiLeaks. Trong khi đó, các quan chức tình báo Mỹ đã nhiều lần khẳng định rằng Washington không do thám bất cứ mục đích thương mại nào.
Ngay sau báo cáo mới của WikiLeaks, một số nguồn tin an ninh của Mỹ và châu Âu đã bày tỏ lo ngại rằng các tài liệu nhạy cảm mới nhất mà WikiLeaks có được rất có thể có từ một nguồn gián điệp chưa được phát hiện.
Theo_An ninh thủ đô
Bị Mỹ do thám, Pháp 'ngậm bồ hòn làm ngọt' Sau khi WikiLeaks trưng tài liệu Pháp bị Mỹ do thám, Tổng thống Pháp lập tức nhóm 2 cuộc họp khẩn cấp, gọi điện thoại cho ông chủ Nhà Trắng, triệu tập đại sứ Mỹ, tuyên bố Pháp sẽ không tha thứ. Hành động đó là ở bề nổi, có lẽ là để... đỡ quê và xoa dịu dư luận. Mỹ và Pháp...