Wikileaks công bố tài liệu mật về thủ thuật điệp viên CIA
Wikileaks công bố 2 tài liệu mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), trong đó tiết lộ những thủ thuật giúp các điệp viên Mỹ che giấu thân phận khi họ dùng giấy tờ giả để đến các nước khác, theo Channel News Asia ngày 22.12.
Wikileaks công bố 2 tài liệu mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ – Ảnh: Reuters
Theo WikiLeaks, 2 tài liệu này có mốc thời gian năm 2011 và 2012, nằm trong danh sách tài liệu mật và danh sách “NOFORN”, tài liệu không được chia sẻ với tình báo các nước đồng minh, Channel News Asia dẫn tin từ AFP.
Những tài liệu được công bố đưa ra một số hướng dẫn dành cho điệp viên Mỹ nhằm tránh bị kiểm tra giấy tờ lần thứ hai tại sân bay và các vùng biên giới. Tài liệu đưa ra nhiều thủ thuật rõ ràng như: đừng mua vé một chiều đi bằng tiền mặt trước khi bay hoặc đừng ăn mặc quá nhếch nhác khi đi lại bằng hộ chiếu ngoại giao.
Tài liệu mà Wikileaks công bố còn dẫn ra ví dụ về trường hợp của một nhân viên CIA từng bị hải quan kiểm tra giấy tờ lần hai khi đang quá cảnh tại một sân bay ở châu Âu.
Nhân viên đặc vụ này bị giữ lại kiểm tra và túi xách có phát hiện chất gây nổ. Mặc dù bị chất vấn nhưng anh ta đã được tiếp tục hành trình nhờ việc trả lời rằng anh ta tham gia đào tạo chống khủng bố ở Mỹ.
“Mặc dù các nhà chức trách không đưa ra lý do, nhưng việc ăn mặc quá tùy tiện trong khi sở hữu một hộ chiếu ngoại giao có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bị kiểm tra”, Channel News Asia dẫn một đoạn trong tài liệu.
Trong tài liệu của CIA có viết rõ: “Kiên định, chuẩn bị tốt và đưa ra những lời giải thích hợp lý là cách quan trọng nhất để che giấu thân phận nhằm tránh các cuộc kiểm tra lần thứ hai và vượt qua các cuộc kiểm tra này”, theo AFP.
“Tổng quan Schengen” là một trong số các tài liệu của CIA có tiết lộ rằng cơ quan này đang rất quan ngại việc các nước EU sử dụng các biện pháp an ninh sinh trắc học đối với những người du lịch bằng hộ chiếu Mỹ. Hệ thống mới này làm tăng “nguy cơ lộ diện” hay nói cách khác, điều này sẽ gây khó khăn cho các điệp viên khi di chuyển bằng hộ chiếu giả.
Video đang HOT
Theo người sáng lập WikiLeaks Julian Assange, các tài liệu trên cho thấy CIA có ý định thực hiện các hành động gián điệp tại châu Âu. “Dưới thời chính quyền Bush, CIA đã tiến hành việc bắt cóc người từ các nước châu Âu, bao gồm Ý và Thụy Điển” AFP dẫn lời ông Assange.
Theo ông Assange, điều này cho thấy rằng dưới thời của chính quyền Obama, CIA tiếp tục thực hiện việc xâm nhập bất hợp pháp vào biên giới Châu Âu và thực hiện các nhiệm vụ bí mật tại các nước thành viên EU.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Triều Tiên kết án công dân Mỹ 6 năm lao động khổ sai
Một tòa án của Triều Tiên đã kết án một nam công dân Mỹ 6 năm lao động khổ sai vì có "những hành động thù địch" đối với nước này.
Phiên tòa xử Miller kéo dài 90 phút.
Thông tin được hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA đăng tải.
Người bị kết án là Matthew Miller. Anh bị bắt hồi tháng 4 vừa qua, ngay sau khi đến Triều Tiên với tư cách là khách du lịch.
Mỹ cáo buộc Triều Tiên dùng Miller và 2 người Mỹ khác đang bị nước này bắt giam để mặc cả trong trò chơi ngoại giao.
Giới chức Triều Tiên không nói rõ cáo buộc đối với Miller, nhưng cho biết anh đã xé visa và yêu cầu được tị nạn.
Theo hãng tin Mỹ AP, trong phiên tòa, các công tố cho biết Miller đã thừa nhận "có tham vọng lớn" là ở tù tại Triều Tiên, để có thể tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại nước này.
Những ghi chép tại tòa cho thấy Miller chạy trốn khỏi nước Mỹ là vì liên quan đến Wikileaks, tổ chức đã làm rò rỉ hàng ngàn tài liệu mật của Mỹ.
Theo phóng viên BBC tại Seoul, khó có thể biết những ghi chép trên có đúng sự thật hay không và Miller có khai nhận dưới áp lực nào hay không.
Còn theo AP, sau phiên toàn kéo dài 90 phút, kết án được đưa ra và Miller bị còng tay dẫn ra khỏi phòng xét xử.
Nhà Trắng cho biết "ưu tiên hàng đầu" của họ là tìm cách để Miller và hai công dân Mỹ khác được Triều Tiên thả.
Trước đây Mỹ đã thương lượng thả thành công những người Mỹ bị Triều Tiên bắt giam. Nổi tiếng nhất là 2 nhà báo bị bắt giữ khi đang quay phim tài liệu về Triều Tiên. Họ đã được trao lệnh "tha bổng đặc biệt" sau khi cựu Tổng thống Bill Clinton bay tới Triều Tiên.
Mỹ đã nhiều lần đề xuất cử Robert King, đặc phái viên về nhân quyền Triều Tiên tới Bình Nhưỡng để thảo luận về các công dân bị bắt, nhưng Triều Tiên đã hủy các chuyến thăm này.
"Mồi nhử" ngoại giao?
Miller 24 tuổi, sống ở Bakersfield, California, đã bị bắt giam từ ngày 10/4.
Có rất ít thông tin về Miller và Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nguyên nhân là do anh không ký một thỏa thuận cho phép thông tin về anh được công bố.
Còn theo KCNA, Miller đã xé visa du lịch khi đến Triều Tiên và muốn tới Triều Tiên để làm nơi "trú ẩn".
Trong cuộc phỏng vấn ngắn với hãng tin CNN hồi đâu tháng, với sự có mặt của giới chức Triều Tiên, Miller cho biết: "Tôi sẽ nói tôi đã chuẩn bị vi phạm luật của Triều Tiên trước khi tới đây".
Anh cho biết đã chủ ý "phạm tội" song không nói rõ mình đã phạm tội gì.
Chính vì vậy có rất nhiều nghi vấn xung quanh vụ việc.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin AP, cả 3 người Mỹ bị Triều Tiên bắt đều kêu gọi chính phủ Mỹ cử đại diện cấp cao tới thương lượng giải phóng họ.
Ông Daniel Russel, quan chức ngoại giao cho biết với Reuters vào tuần trước rằng Mỹ đã phát hiện Triều Tiên đối xử với công dân Mỹ "có mục đích". "Đây là cách họ chơi. Họ dùng người, trong trường hợp này là người Mỹ làm vật trao đổi".
Jeffrey Fowle tới Triều Tiên tham quan và bị bắt hồi tháng 5 vì để một cuốn kinh thánh ở nơi công cộng. Triều Tiên coi việc truyền bá hay phát tán thông tin về đạo Cơ đốc giáo là phạm tội.
Còn Kenneth Bae, người bị bắt hồi tháng 11/2012 đang thụ án lao động khổ sai 15 năm sau khi bị kết tội âm mưu lật đổ chính phủ Triều Tiên.
Trung Anh
Theo Dantri/ BBC
Ông chủ Wikileaks sắp rời nơi lánh nạn ở London Người sáng lập trang Wikileaks Julian Assange cho biết ông sẽ sớm rời sứ quán Ecuador tại London, Anh quốc, nơi ông đã lánh nạn suốt 26 tháng qua nhằm tránh lệnh dẫn độ sang Thụy Điển. Julian Assange nổi tiếng thế giới vào năm 2010, sau khi hé lộ hàng ngàn tài liệu mật của Mỹ trên trang web Wikileaks do ông...