WikiLeaks công bố hơn 1,7 triệu tài liệu ngoại giao của Mỹ
Trang web WikiLeaks dự kiến hôm nay 8/4 sẽ công bố hơn 1,7 triệu tài liệu ngoại giao và tình báo của Mỹ từ những năm 1970, người sáng lập trang web Julian Assange cho hay.
Ông Assange đang tị nạn trong sứ quán Ecuador tại London.
Trang WikiLeaks đã thu thập được hàng loạt tài liệu trong đó có điện tín, các báo cáo tình báo và báo cáo của quốc hội và dự kiến sẽ tiết lộ chúng theo dạng tra cứu.
Assange đã đích thân thực hiện công việc trên ở sứ quán Ecuador tạiLondon, nơi ông đang tị nạn. Chủ nhân của trang WikiLeaks cho biết với hãng thông tấn AP rằng các tài liệu cho thấy Mỹ có ảnh hưởng “rộng lớn” khắp thế giới.
Assange đã “cố thủ” tại sứ quán Ecuador ở London trong 9 tháng qua nhằm tránh lệnh dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc hãm hiếp và tấn công tình dục. Assange phủ nhận mọi cáo buộc.
Video đang HOT
Trang WikiLeaks đã gây sốc khắp thế giới ngoại giao vào năm 2010 khi công bố hơn 250.000 bức điện tín của Mỹ. Trong số những bức điện bị rò rỉ, đáng chú ý nhất là những thông tin liên quan đến cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Đây được xem là một trong những vụ bẻ khóa an ninh lớn nhất lịch sử nước Mỹ.
Những tài liệu dự kiến được tiết lộ hôm nay có từ đầu năm 1973-1976. Chúng chưa từng được tiết lộ trước đây. Trong số này có những đoạn trao đổi đến và đi của Ngoại trưởng Mỹ khi đó Henry Kissinger.
Nhiều tài liệu có trong kho lưu trữ quốc gia của Mỹ, trong khi một số được đánh dấu mật.
Assange đã trốn tới sứ quán Ecuador vào tháng 6 năm ngoái, sau khi thất bại trong cuộc chiến pháp lý dẫn độ sang Thụy Điển. Ecuador chính thức cho ông được tị nạn hồi tháng 8, song Anh từ chối cho phép Assange có một lối thoát an toàn ra khỏi nước này. Vụ việc đã gây ra căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.
Theo Dantri
WikiLeaks "tung hê" tài liệu mật của Mỹ
Trang web WikiLeaks vừa công bố thêm hơn 1,7 triệu tài liệu ngoại giao và tình báo của Mỹ, trong đó có nhiều tài liệu mật, đề cập đến nhiều chính trị gia như Rajiv Gandhi (Ấn Độ) hay Margaret Thatcher (Anh).
Trong số tài liệu từ năm 1973-76 được tiết lộ có nhiều bức điện tín ngoại giao, báo cáo tình báo và thư tín của quốc hội Mỹ.
Hầu hết các bức thư được công bố là được gửi đi hoặc bởi Ngoại trưởng và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger hồi đó.
Trong số tài liệu được công bố lần này có thông tin đang được báo chí Ấn Độ đăng tải rộng rãi rằng Thủ tướng Rajiv Gandhi - thuộc gia đình chính trị ảnh hưởng nhất tại Ấn Độ - làm trung gian cho công ty Thụy Điển Saab-Scandia khi công ty này muốn bán máy bay chiến đấu Viggen cho Ấn Độ.
Ông Gandhi hồi đó đang là phi công và chưa tham gia vào chính trị.
Rajiv Gandhi trở thành Thủ tướng năm 1984 và bị ám sát năm 1991. Hãng Saab-Scandia sau đó không giành được hợp đồng bán Viggen cho Ấn Độ, vì sau đó Delhi mua máy bay Jaguar của Anh.
Nhà sáng lập WikiLeaks trong một lần xuất hiện trước Đại sứ quán Ecuador. (Nguồn: Telegraph)
Một bức điện tín đề tháng 2/1975, gửi từ London, liệt kê "một số ấn tượng đầu tiên" về lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ, bà Margaret Thatcher. Văn bản này nói: "Bà ấy có trí tuệ nhạy bén, nếu không nói là sâu sắc, và làm việc chăm chỉ để giải quyết những công việc phức tạp nhất".
"Hiện thân giấc mơ của tầng lớp trung lưu nước Anh đã trở thành sự thật", bà ấy là "tiếng nói chân thật của tầng lớp tư bản bị bao vây, lo lắng về quyền lực kinh tế ngày càng đi xuống và quyết tâm ngăn chặn xu hướng tập thể dường như không thể lay chuyển được của xã hội", bức điện tín nói.
Nhà ngoại giao ghi chú bà Margaret Thatcher "là hình ảnh đặc trưng của tầng lớp trung lưu". Điều này có thể phá hỏng cơ hội trở thành thủ tướng, nhưng không nên đánh giá thấp người phụ nữ này.
Đang tiếp tục làm công việc công bố tài liệu mật trong lúc phải tị nạn trong đại sứ quán Ecuador tại London, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange nói rằng số tài liệu mới công bố cho thấy "phạm vi và tầm ảnh hưởng rộng khắp của Mỹ" trên toàn thế giới.
Nhiều tài liệu được đánh dấu là NODIS (không truyền bá) hay Eyes Only (chỉ được đọc), hoặc được đánh dấu tuyệt mật.
Ông Assange được Đại sứ quán Ecuador tại Anh cho tị nạn từ tháng 6 năm ngoái sau khi chống lại lệnh dẫn độ về Thụy Điển của tòa án Anh.
WikiLeaks khiến cả thế giới chấn động vào năm 2010 khi công bố hơn 25.000 bức điện tín ngoại giao của Mỹ.
Trong số rất nhiều tài liệu do Assange công bố trên trang WikiLeaks có rất nhiều tài liệu về chiến tranh Iraq và Aghanistan, tạo nên vụ bê bối rò rỉ tài liệu an ninh lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Theo 24h
Chủ Wikileaks tranh chức thượng nghị sĩ Australia Julian Assange sẽ chạy đua giành một ghế ở nghị viện Australia trong cuộc bầu cử năm nay, một quyết định mà mẹ ông này cho là "rất tuyệt vời". Cha đẻ của Wikileaks, Julian Assange. Ảnh: TheGuardian WikiLeaks hôm qua tuyên bố kế hoạch tranh cử của Assange bằng một dòng trên mạng xã hội Twitter như sau: "Australia: Julian Assange vừa...