WHO xây dựng cơ chế bảo hiểm rủi ro do vaccine ngừa COVID-19
Chương trình vaccine COVAX – do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu GAVI cùng chịu trách nhiệm – đang thiết lập một quỹ bồi thường cho các trường hợp gặp rủi ro do tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở các nước nghèo.
Mục đích của việc thành lập quỹ này nhằm tránh tình trạng chậm trễ trong hoạt động tiêm chủng ở các nước thu nhập thấp do không có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý.
Chương trình này có thể hỗ trợ trang trải hóa đơn cho 92 nước có thu nhập thấp, chủ yếu ở châu Phi và Đông Nam Á. Theo đó, chính phủ các nước này sẽ chỉ phải chi trả rất ít hoặc không phải chi trả cho các yêu cầu bồi thường từ những bệnh nhân nếu phát sinh rủi ro sau khi sử dụng vaccine do COVAX phân phối.
Nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 tại Belo Horizonte, bang Minas Gerais, Brazil, ngày 26/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Theo cơ chế bồi thường, các nước sử dụng vaccine do COVAX phân phối sẽ chi trả cho các nhà sản xuất vaccine ít nhất cho đến tháng 7/2022. Nếu phát sinh rủi ro, các nạn nhân sẽ được bồi thường qua cơ chế này của COV, thay vì các hãng bảo hiểm. COVAX cho biết các nhà sản xuất vaccine không sẵn lòng cung cấp vaccine để phân phối ở những nước không bảo đảm trách nhiệm pháp lý cho họ.
COVAX cho biết thêm nguồn quỹ bồi thường này một phần từ nguồn thuế vaccine phân phối cho các nước nghèo và một số nguồn khác như đóng góp từ các nhà sản xuất vaccine. Tuy nhiên, hiện chưa rõ bên nào sẽ nộp khoản thuế này.
Theo tài liệu của COVAX công bố ngày 29/10, COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới cho đến cuối năm 2021.
Mặc dù hiếm có trường hợp vaccine gây phản ứng phụ sau khi đã được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành, song thế giới quan ngại tính hiệu quả và an toàn của vaccine COVID-19 do thời gian cấp tốc mà các công ty dược phẩm trên thế giới đang thúc đẩy việc phát triển và thử nghiệm vaccine ngừa bệnh này.
Theo WHO, hiện có gần 200 loại vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng đang được phát triển và thử nghiệm, trong đó có nhiều loại đang ở giai đoạn cuối thử nghiệm. WHO cho rằng sớm nhất vào tháng 12 có thể có vaccine ngừa COVID-19.
Sanofi và GSK tham gia dự án COVAX
Ngày 28/10, công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) và GlaxoSmithKline - GSK (Anh) thông báo sẽ cung cấp 200 triệu liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho dự án tiêm chủng toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nhân viên làm việc tại dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của công ty dược phẩm Sanofi ở Val-de-Reuil, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, hai công ty xác nhận đã tham gia Cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine COVID-19 (COVAX) do WHO, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên minh Đổi mới sẵn sàng ứng phó đại dịch (CEPI) điều hành. COVAX đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả vào năm 2021.
Hai hãng dược phẩm AstraZeneca và Novavax trước đó cũng đã ký thỏa thuận tham gia COVAX. Dự án đa phương này còn có sự tham gia của trên 180 quốc gia. Mục tiêu của kế hoạch là tránh để các chính phủ tích trữ vaccine và tập trung nguồn cung vào những nhóm có nguy cơ cao nhất tại mỗi nước.
Trước đó, Sanofi và GSK đã ký thỏa thuận trị giá 2,1 tỷ USD với Mỹ để cung cấp hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho nước này. Hai công ty hy vọng sản phẩm của họ sẽ được Chính phủ Mỹ phê duyệt vào năm tới. Họ cũng đã ký thỏa thuận tương tự với Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada. Vaccine của họ sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp, giống như một trong những loại vaccine ngừa cúm mùa của Sanofi. Vaccine này sẽ được kết hợp với một tá dược khác của GSK, đóng vai như chất trò bổ trợ cho vaccine.
* Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã quyết định tài trợ 10 triệu USD cho sáng kiến COVAX AMC - một cơ chế được thiết lập để tài trợ cho việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia đang phát triển. Bộ này nêu rõ số tiền sẽ được tài trợ cho COVAX AMC để mua vaccine thông qua các hợp đồng mua trước với các nhà sản xuất và phân phối vaccine đến các khu vực dễ bị tổn thương hơn.
COVAX AMC do GAVI điều hành, là một quan hệ đối tác công tư quốc tế được thành lập để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng và hợp lý đối với vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.
Hàn Quốc đang nỗ lực đảm bảo đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm phòng cho 30 triệu người (tương đương 60% dân số đất nước) và có kế hoạch đảm bảo 20% số vaccine cần thiết thông qua việc tham gia vào liên minh COVAX.
Trung Quốc chính thức gia nhập sáng kiến vaccine COVID-19 Trung Quốc cho biết nước này chính thức tham gia sáng kiến vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu. Hôm 9/10, Trung Quốc cho biết nước này đã tham gia sáng kiến vaccine COVID-19 toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trở thành nền kinh tế lớn nhất cho đến nay...