WHO: Việc chống vắcxin khiến dịch sởi bùng phát nghiêm trọng tại Samoa
WHO cảnh báo tỷ lệ tiêm vắcxin tại Samoa giảm một cách đáng báo động, đã mở đường cho “đại dịch” tại quốc gia này, với hơn 2.000 ca nhiễm sởi trên tổng dân số chỉ khoảng 200.000 người.
Trẻ em đợi tiêm phòng tại Apia, Samoa. (Nguồn: AP)
Dịch sởi đang hoành hành tại Samoa, quốc đảo Thái Bình Dương nằm giữa Hawaii và New Zealand, đã khiến 37 người tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/11 đã đưa ra con số này, đổ lỗi cho phong trào chống tiêm vắcxin đã khiến virus sởi lây lan.
WHO cảnh báo tỷ lệ tiêm vắcxin tại Samoa giảm một cách đáng báo động, đã mở đường cho “đại dịch” tại quốc gia này, với hơn 2.000 ca nhiễm sởi trên tổng dân số chỉ khoảng 200.000 người.
Chỉ trong ngày 27/11 đã có thêm năm người tử vong vì sởi tại đây. WHO cho biết trong năm 2018, chỉ có 31% trẻ em dưới 5 tuổi tại đây được tiêm phòng sởi. Điều đáng buồn là cách đây chỉ bốn năm, tỷ lệ tiêm phòng sởi vẫn còn đạt gần 85%.
Video đang HOT
Giới chức Samoa cho rằng tỷ lệ tiêm phòng thấp là do quan ngại gia tăng kể từ năm ngoái, khi có hai trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin sởi.
Quốc gia này đã phải tạm dừng chương trình tiêm vắcxin sởi, trong khi các bậc phụ vô cùng lo lắng, ngay cả khi nguyên nhân tử vong được công bố là do tiêm nhầm các loại thuốc khác. Các hội nhóm chống vắcxin cũng đã làm tăng quan ngại với các chiến dịch tuyên truyền sai lệch trên mạng xã hội./.
Trà My
Theo TTXVN/Vietnamplus
Australia: Nhiều ca nhiễm sởi mới bị lây lan từ khách du lịch
Cơ quan Y tế bang Victoria (Australia) thông báo 1 trẻ em và 5 người lớn sinh sống tại bang này được xác nhận là nhiễm sởi, sau khi tiếp xúc với một khách du lịch đến từ Đông Nam Á.
Tiêm vắcxin phòng sởi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 22/5, Cơ quan Y tế bang Victoria (Australia) thông báo 1 trẻ em và 5 người lớn sinh sống tại bang này được xác nhận là nhiễm sởi, sau khi tiếp xúc với một khách du lịch đến từ Đông Nam Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, đây là trường hợp gần nhất có số ca nhiễm sởi xuất hiện theo chùm trở lại bang Victoria kể từ tháng 3/2018, với một nhóm 9 người nhiễm bệnh từ cùng một tác nhân.
Người đứng đầu cơ quan trên Angie Bone cho biết 6 người bệnh nói trên rất có khả năng đã lây nhiễm bệnh, khi tiếp xúc với vị khách du lịch nước ngoài trong một vài sự kiện gia đình, tổ chức tại khu vực Mornington và St Kilda vào ngày 4 và 5/5.
Tiến sỹ Bone yêu cầu các cơ quan y tế bang và khu vực phải theo dõi chặt chẽ các trường hợp nhiễm sởi vừa phát hiện, phong tỏa nguồn lây bệnh và kêu gọi người dân bang Victoria nên tiêm vắcxin sởi, do khả năng lây nhiễm trong cộng đồng dân cư là rất cao.
Tiến sỹ Bone cảnh báo: "Tất cả các trường hợp này đã có liên hệ khá rộng rãi trong cộng đồng tại một số vùng ngoại ô khác nhau của bang Victoria."
Trước đó, một trường hợp nhiễm sởi khác cũng bị phát hiện tại bang Victoria. Người bệnh được cho là đã đi tham quan hai địa điểm du lịch tại Bendigo và Echuca.
Theo Cơ quan Y tế bang, nguồn gây bệnh rất có khả năng liên quan tới một du khách nước ngoài, đến Australia vào tháng Tư.
Cuối tháng Tư vừa qua, chính quyền bang New Southh Wales đã kêu gọi người dân tham gia tiêm chủng, ngừa bệnh sởi đầy đủ trước khi đi du lịch nước ngoài, sau khi có 36 người tại bang này được chẩn đoán mắc bệnh kể tính từ tháng 12/2018. Tại một số tiểu bang khác như Queensland và Tây Australia cũng phát hiện các trường hợp mắc sởi.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, đã có 22 trường hợp được xác nhận là mắc bệnh sởi tại bang Victoria.
Bệnh sởi rất dễ lây nhiễm, các triệu chứng bao gồm sốt, ho nặng, viêm kết mạc, chảy và nghẹt mũi, sau đó là phát ban khắp người, bắt đầu trên vùng mặt. Bệnh nhân sởi có thể nhiễm bệnh khoảng 5 ngày trước và 4 ngày sau khi triệu chứng phát ban xuất hiện.
Các ca nhiễm sởi đang tăng nhanh trên toàn cầu. Tại Mỹ, dịch sởi vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết số ca mắc sởi ở nước này đã tăng lên con số 880 tại 23 tiểu bang.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, thế giới đã ghi nhận hơn 110.000 ca nhiễm bệnh, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018. WHO coi đây là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu.
Diệu Linh
Theo TTXVN
Gia tăng các bệnh truyền nhiễm tại Quảng Ninh Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tại Quảng Ninh đang vượt gấp 3 lần so với mức trung bình cả nước. Từ đầu năm đến nay tại tỉnh Quảng Ninh không xảy ra dịch bệnh lớn. Tuy nhiên các bệnh truyền nhiễm diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết... xảy ra chủ yếu ở thành phố Hạ Long....