WHO: Vaccine AstraZeneca gây đông máu không phải là thông tin mới
Theo đại diện WHO tại Việt Nam, thông tin về việc vaccine AstraZeneca gây đông máu không phải là điều chưa được biết đến, mà đã có từ tháng 4-2021.
Ngày 13-5, Bộ Y tế cho biết thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu vẫn đang khiến nhiều người từng tiêm loại vaccine này lo lắng.
Tận dụng tâm lý này của người dân, một số đơn vị dịch vụ có dấu hiệu trục lợi, quảng cáo gói dịch vụ xét nghiệm tìm cục máu đông, khám tầm soát sau tiêm vaccine.
Theo Bộ Y tế, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam Angela Pratt đã khẳng định rằng việc vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Các nguy cơ phản ứng phụ có thể có sau tiêm là rất hiếm, chỉ tỉ lệ rất nhỏ các trường hợp gặp phải và thông tin này đã được đề cập từ tháng 4-2021. Do vậy, đây không phải là thông tin mới hay là thông tin chưa được biết đến.
Video đang HOT
Đại diện WHO: Việc vaccine AstraZeneca gây đông máu không phải là thông tin mới. (Ảnh minh họa)
Cũng theo ông Angela Pratt, phần lớn các trường hợp phản ứng phụ thường xảy ra trong khoảng từ 3-20 ngày sau tiêm. Trong khi đó, vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã không còn được sử dụng ở Việt Nam khoảng 1 năm nay.
“Thời gian mà người dân Việt Nam được tiêm loại vaccine này đã cách rất xa thời gian có thể gặp các phản ứng phụ của vaccine. Vì vậy, WHO cùng các chuyên gia quốc tế, cũng như cơ quan quản lý khẳng định rằng không có bất cứ điều gì cần lo ngại hay báo động liên quan đến vấn đề này”, ông Angela Pratt nói.
Về nguy cơ gây đông máu của vaccine AstraZeneca, theo đại diện WHO, nguy cơ này là cực kỳ nhỏ, ước tính xảy ra trong khoảng từ 4-6 người trên 1 triệu người được tiêm. Phản ứng này có khả năng xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi hơn là người cao tuổi.
Đồng thời, đại diện WHO nhấn mạnh lợi ích của việc tiêm chủng vaccine vượt xa những nguy cơ có thể gặp phải. Việc triển khai tiêm chủng là hoàn toàn đúng với tình hình Việt Nam trong việc phòng chống COVID-19.
Không cần xét nghiệm đông máu ở những người đã tiêm vaccine AstraZeneca
Bộ Y tế nhấn mạnh, những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu.
Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi sáng 10/5. Theo đó, vaccine AstraZeneca là 1 trong 14 loại vaccine Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp...
Vaccine này hiện là một trong những vaccine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỷ liều đã được tiêm chủng toàn cầu.
Vaccine AstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do Covid-19. Phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu và theo dõi sau tiêm chủng chỉ ra rằng, vaccine này an toàn và hiệu quả cho mọi nhóm tuổi.
Các thử nghiệm toàn cầu đã ghi nhận hiệu quả của vaccine chống lại SARS-CoV-2 có triệu chứng là 74%, và không có trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch nào được báo cáo trong số những người đã tiêm chủng.
WHO khuyến cáo rằng, sử dụng vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên.
Căn cứ trên các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới về khả năng có biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm vaccine Covid-19, ngày 22/4/2021, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine Covid-19.
Bộ Y tế cho biết, vì huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) liên quan đến vaccine AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm.
Kể từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vaccine này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển TTS sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Do vậy, những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần liên tục cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và chính thức để có cái nhìn đầy đủ hơn về các biện pháp phòng, chống dịch và hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng.
Bệnh ho gà đang quay trở lại Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 62 trường hợp mắc ho gà tại 21 quận, huyện, thị xã. Trong đó, bệnh nhân là trẻ em dưới 2 tháng tuổi chiếm 60%. Cần đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ. Ảnh: VNVC. Mặc dù số ca bệnh giảm mạnh trong tuần gần đây, tuy nhiên,...