WHO và giới chuyên gia cảnh báo về “siêu biến thể” SARS-CoV-2 mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cuộc họp đặc biệt để thảo luận về biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện ở Nam Phi với “một số lượng lớn đột biến”.
Biến thể B.1.1.529 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 11.11 và đã được giải trình tự gene 82 lần – 77 ca ở Nam Phi, 4 ca ở nước láng giềng Botswana và 1 ca ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã
Quan ngại của WHO
Tổ chức Y tế Thế giới đang theo dõi một biến thể mới với nhiều đột biến ở protein gai, lên lịch một cuộc họp đặc biệt vào 26.11 để thảo luận về tác động của biến thể này với vaccine COVID-19 và phương pháp điều trị, các quan chức thông tin ngày 25.11, CNBC đưa tin.
Theo WHO, biến thể SARS-CoV-2 mang tên B.1.1.529 đã được phát hiện ở Nam Phi với số lượng nhỏ. “Chúng tôi chưa biết nhiều về biến thể này. Những gì chúng tôi biết là biến thể này có một số lượng lớn các đột biến. Và mối quan ngại là khi có có quá nhiều đột biến, nó có thể tác động tới cách thức hoạt động của virus” – Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên môn của WHO về COVID-19, cho biết.
Việc theo dõi biến thể SARS-CoV-2 mới được triển khai trong bối cảnh số ca COVID-19 trên khắp thế giới tăng khi thế giới bước vào thời gian nghỉ lễ. WHO báo cáo các điểm nóng ở tất cả các khu vực, đặc biệt là ở Châu Âu.
Vương quốc Anh tuyên bố sẽ cấm các chuyến bay từ 6 quốc gia Châu Phi, bao gồm cả Nam Phi, bắt đầu từ trưa 26.11.
Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh “đang điều tra một biến thể mới”, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid thông tin thêm trong thông báo về các hạn chế đi lại. “Cần thêm dữ liệu nhưng chúng tôi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay bây giờ” – ông nói.
Video đang HOT
Các nhà khoa học Nam Phi đã phát hiện hơn 30 đột biến ở protein gai của biến thể SARS-CoV-2 mới phát hiện, nhà khoa học Nam Phi Tulio de Oliveira cho biết trong một cuộc họp báo do Bộ Y tế Nam Phi tổ chức ngày 25.11. Protein gai là phần để virus liên kết với các tế bào trong cơ thể.
Biến thể B.1.1.529 chứa nhiều đột biến liên quan đến việc tăng khả năng kháng kháng thể, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine, cùng với các đột biến thường làm cho virus dễ lây lan hơn, theo những slide mà ông Tulio de Oliveira trình bày tại cuộc họp báo, CNBC lưu ý.
Các đột biến khác trong biến thể SARS-CoV-2 mới cho đến nay vẫn chưa được phát hiện, vì vậy các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu virus có thay đổi cách thức hoạt động đáng kể hay không.
Biến thể B.1.1.529 đã lan nhanh chóng qua tỉnh Gauteng, nơi có thành phố Johannesburg lớn nhất của Nam Phi.
“Đặc biệt là khi sự gia tăng đột biến xảy ra ở Gauteng, mọi người đến và ra khỏi Gauteng từ khắp mọi nơi của Nam Phi. Vì vậy, rõ ràng là trong vài ngày tới sẽ bắt đầu tăng tỉ lệ dương tính và số ca sẽ tăng. Đó là vấn đề tính bằng ngày và tuần” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Joe Phaahla nhấn mạnh.
Biến thể B.1.1.529 phát hiện lần đầu ở Nam Phi. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Phaahla cho biết thêm, biến thể B.1.1.529 cũng đã được phát hiện ở Botswana và Hong Kong (Trung Quốc).
“Hiện, các nhà nghiên cứu đang cùng nhau tìm hiểu vị trí của những đột biến này trong protein gai và vị trí phân tách furin cũng như điều đó có thể có ý nghĩa gì với chẩn đoán hoặc điều trị và vaccine” – bà Van Kerkhove nói. Chuyên gia WHO cho hay, có chưa tới 100 trình tự bộ gene đầy đủ của biến thể mới.
Nhóm làm việc về quá trình tiến hóa của virus sẽ quyết định xem B.1.1.529 có trở thành một biến thể đáng lo ngại hay biến thể cần quan tâm, sau đó WHO sẽ đặt cho biến thể này một cái tên Hy Lạp, bà Van Kerkhove nói thêm.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành các chương trình khẩn cấp của WHO, chia sẻ: “Điều thực sự quan trọng là không có phản ứng cấp bách nào với biến thể mới này, đặc biệt là liên quan đến Nam Phi”.
Báo động từ các chuyên gia dịch tễ học
Đưa tin về biến thể mới B.1.1.529, tờ The East African gọi đây là “siêu biến thể” trong đó lưu ý những bằng chứng cho tới nay chỉ ra biến thể này có thể lây nhiễm nhiều hơn so với biến thể Delta hiện đang lây lan khắp thế giới.
Dựa trên những khám phá gần đây từ giải trình tự gene B.1.1.529, trong đó có cả những giải trình tự mới nhất trong 48 giờ qua, các nhà khoa học liên quan cho biết có thể có “một số dự đoán” về khả năng lây lan của biến thể mới là “rất nhanh”.
Theo Insider, biến thể B.1.1.529, có 32 đột biến trong phần gai virus dùng để bám vào tế bào người. Số lượng đột biến cao hơn trong protein gai có thể thay đổi hình dạng của virus và có nghĩa là có nhiều nguy cơ vaccine và phương pháp điều trị sẽ không có hiệu quả chống virus.
Các chuyên gia lo ngại đột biến làm virus dễ lây nhiễm hơn và tránh được phản ứng kháng thể. Tuy nhiên, lo ngại này vẫn chưa được chứng minh và chưa rõ đột biến có làm cho virus gây tử vong nhiều hơn không.
Tulio de Oliveira, giám đốc trung tâm đổi mới và ứng phó dịch bệnh ở Nam Phi, cho biết vaccine COVID-19 vẫn là một “công cụ quan trọng” để bảo vệ khỏi bệnh nặng.
Tiến sĩ Tom Peacock, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London, chia sẻ về biến thể mới trên Github trong tuần qua lưu ý, số lượng đột biến cao có thể là “mối quan ngại thực sự” và có những tổ hợp đột biến mà ông chưa từng thấy trước đây trong một biến thể duy nhất của virus gây COVD-19. Theo ông, việc biến thể “xuất khẩu sang Châu Á” khi đã phát hiện ca nhiễm ở Hong Kong (Trung Quốc) có thể chỉ ra rằng biến thể này lây lan rộng hơn những gì mà kết quả giải trình tự gene đã chỉ ra.
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London, cho biết, số lượng lớn các đột biến xuất hiện trong một đợt bùng phát đơn nhất cho thấy biến thể phát triển từ một bệnh lây nhiễm mãn tính ở một cá thể bị suy giảm miễn dịch.
Ravi K Gupta, giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge cho biết trên Twitter hôm 24.11 rằng, biến thể B.1.1.529 là “đáng lo ngại và tôi đã không có nhận định này kể từ Delta”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, là biến thể phổ biến nhất trên toàn thế giới, có 11 đến 15 đột biến trong protein gai và một số đột biến giúp virus tránh được phản ứng miễn dịch.
“Hãy tiêm phòng, tiêm chủng và đeo khẩu trang nơi công cộng vì các đột biến ở loại virus này có thể dẫn đến mức độ thoát khỏi các kháng thể trung hòa cao” – ông Gupta lưu ý.
Tin vui cho những người đã từng mắc COVID-19: Khả năng tái nhiễm rất hiếm
Một nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí the New England Journal of Medicine của Anh ngày 24/11, cho thấy người tái nhiễm COVID-19 có tỷ lệ phải nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 90% so với những ca nhiễm lần đầu.
Cảnh sát đeo khẩu trang gác bên ngoài một khách sạn ở Doha, Qatar, nơi cách ly các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 ngày 12/3/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu trên, rất hiếm ca tái nhiễm được xác nhận trong số 353.326 người từng mắc COVID-19 tại Qatar và những ca tái nhiễm này thường có các triệu chứng nhẹ.
Làn sóng lây nhiễm thứ nhất tại Qatar đã xảy ra trong giai đoạn tháng 3-6/2020. Cuối làn sóng này, khoảng 40% dân số đã có kháng thể chống virus SARS-CoV-2. Sau đó, nước này trải qua hai làn sóng lây nhiễm khác từ tháng 1-5/2021, trước khi xuất hiện biến thể siêu lây nhiễm Delta.
Để xác định số người đã tái nhiễm, các nhà khoa học thuộc Weill Cornell Medicine-Qatar đã so sánh tỷ lệ người có xét nghiệm PCR dương tính trong thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2021. Họ loại ra 87.547 ca nhiễm đã tiêm vaccine. Các nhà khoa học phát hiện rằng trong số các ca nhiễm có 1.304 ca tái nhiễm. Thời gian từ lúc nhiễm lần đầu tới lúc tái nhiễm là khoảng 9 tháng. Trong số các ca tái nhiễm, chỉ có 4 ca phải nhập viện, song không có ca nhiễm nào nặng tới mức phải điều trị tích cực. Trong khi đó, 28 ca trong số các nhiễm lần đầu đã phải điều trị tích cực. Ngoài ra, không có ca tử vong trong số ca tái nhiễm, trong khi con số này trong các ca nhiễm lần đầu là 7.
Kết quả nghiên cứu trên được xem là tin tích cực với những người từng nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có hạn chế vì chỉ được thực hiện ở Qatar, chưa rõ liệu virus này có phản ứng tương tự như vậy ở các nơi khác trên thế giới hay không. Hơn nữa, nghiên cứu được tiến hành khi các biến thể Alpha và Beta là nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca tái nhiễm, trong khi không có số liệu về Delta, vốn là biến thể chủ đạo hiện nay và có thể tác động đến số ca tái nhiễm.
Bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm Kami Kim, trưởng Khoa Truyền nhiễm và Dược quốc tế của Đại học South Floria (Mỹ), cảnh báo mọi người cần thận trọng, không để có cảm giác sai lầm rằng không cần tiêm vaccine nữa nếu đã từng nhiễm virus. Ông nhấn mạnh cần cảnh giác với dịch bệnh này, nhất là khi nhiễm virus có thể dẫn tới các triệu chứng kéo dài. Ông cũng cho biết thêm rằng việc hạn chế số người mắc sẽ hạn chế khả năng virus biến đổi.
'Lỗ hổng' khiến châu Âu là tâm dịch trở lại Ngày 24/11, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo diễn biến dịch COVID-19 tại các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ xấu đi nếu những quốc gia này không nhanh chóng triển khai biện pháp ứng phó với số ca mắc mới gia tăng. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện...