WHO: Trung Đông cần nhanh chóng khống chế sự lây lan của dịch Covid-19
Theo WHO, số ca mắc Covid-19 ở một số quốc gia Trung Đông tăng cao do hệ thống y tế yếu kém.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, chính phủ các nước Trung Đông cần nhanh chóng có các giải pháp mạnh mẽ để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 sau khi các ca bệnh đã tăng lên khoảng 60.000, tăng gần gấp đôi so với một tuần trước.
WHO lo ngại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Đông. Ảnh: Getty
Giám đốc WHO tại Đông Địa Trung Hải Ahmed Al-Manzari nói rằng, số ca mắc Covid-19 ở một số quốc gia Trung Đông tăng cao do hệ thống y tế yếu kém. Theo ông Al-Manzari ngay cả ở các quốc gia có hệ thống y tế mạnh ở khu vực cũng chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về số lượng các ca nhiễm và tử vong. Ngoại trừ Iran phát hiện hơn 50.000 ca mắc Covid-19, số ca mắc ở các nước trong khu vực Trung Đông thấp hơn châu Âu, Mỹ và Châu Á.
Video đang HOT
Nhưng các quan chức y tế thế giới lo ngại rằng số ca mắc thực tế cao hơn so với báo cáo và nhiều quốc gia hệ thống y tế kém do xung đột rất khó có thể ngăn chặn khủng hoảng của dịch Covid-19. WHO cho biết tổng số ca mắc Covid-19 trong khu vực Trung Đông đã tăng lên 58.168 từ 32.422 ca vào ngày 26/3.
Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ phân bổ 26,9 triệu USD tài trợ khẩn cấp để giúp Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ các nước cải thiện năng lực giám sát và ngăn chặn dịch. Yemen chưa xác nhận bất kỳ trường hợp mắc Covid-19 nhưng đây được coi là một trong những quốc gia có nguy cơ khủng hoảng cao nhất vì hệ thống y tế yếu kém. Nước này cũng đã phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, bạch hầu và sốt xuất huyết khiến hàng nghìn người tử vong./.
Ngọc Thạch
Mỹ Latin ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên
Bộ Y tế Brazil thông báo một người đàn ông 61 tuổi bị chẩn đoán nhiễm Covid-19, ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại khu vực Mỹ Latin.
"Bây giờ, chúng ta sẽ xem Covid-19 diễn ra như thế nào tại một quốc gia nhiệt đới vào giữa mùa hè" - Bộ trưởng Y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta nói tại một buổi họp báo.
Cũng theo ông Mandette, bệnh nhân nêu trên nhiễm virus sau quãng thời gian công tác 2 tuần tại vùng Lombardy - miền Bắc nước Ý.
Sau khi bùng phát tại TP Vũ Hán - Trung Quốc vào cuối năm 2019, Covid-19 đã lan đến Trung Đông, châu Âu và những khu vực khác trên thế giới trong khi nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa virus. Theo WHO, dịch Covid-19 đã đạt đỉnh tại Trung Quốc và đang lan nhanh ra những quốc gia khác.
Nhân viên sân bay quốc tế Sao Paulo (Brazil) đeo khẩu trang trong lúc làm việc. (Ảnh: EPA)
Iran, Ý và Hàn Quốc hôm 26/2 tiếp tục thông báo thêm nhiều ca nhiễm và tử vong vì virus. Cùng ngày, Đức ghi nhận 2 ca nhiễm mới tại TP Tubingen, nâng tổng số ca nhiễm tại bang Baden-Wuerttemberg lên 3 ca.
Tương tự, Bộ Y tế Lebanon xác nhận ca nhiễm thứ hai tại quốc gia này. Bệnh nhân, chỉ được tiết lộ là một người phụ nữ, nhiễm virus sau khi đi cùng chuyến bay với ca nhiễm đầu tiên. Người này đã bị cách ly tại một bệnh viện ở thủ đô Beirut kể từ ngày 24/2 sau khi biểu hiện các triệu chứng.
Tính đến thời điểm 22h40 (giờ Việt Nam) ngày 26/2, Covid-19 đã lây nhiễm 81.279 người, cướp đi sinh mạng của 2.770 người trên toàn thế giới, chủ yếu tại Trung Quốc.
Nguồn: Người Lao Động
Tổng giám đốc WHO công bố bước ngoặt lớn của dịch virus corona Có nhiều trường hợp nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc hơn trong nước. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự lây lan toàn cầu của dịch virus corona. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có nhiều trường hợp nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc hơn trong nước. Đây là một bước ngoặt...