WHO trấn an về chủng nCoV mới
WHO nói chủng virus đột biến ở Anh là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus, không gây tử vong cao hơn các biến thể khác.
“Chúng ta phải tìm ra sự cân bằng. Điều rất quan trọng là phải minh bạch, phải nói cho công chúng biết tình hình như thế nào, nhưng điều quan trọng khác là phải hiểu đây là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus”, Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan nói trong cuộc họp trực tuyến tại Geneva, Thụy Sĩ hôm nay, đề cập đến biến chủng nCoV mới có khả năng lây lan cao tại Anh.
Chủng nCoV mới khiến một loạt quốc gia áp hạn chế đi lại với Anh và Nam Phi. Tuy nhiên, quan chức WHO đưa ra những quan điểm tích cực về phát hiện này, cho biết các công cụ mới để theo dõi virus đang hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO Mike Ryan tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/12. Ảnh: Reuters .
“Việc có thể theo dõi một loại virus một cách chặt chẽ, cẩn thận, khoa học theo thời gian thực như vậy là bước phát triển tích cực thực sự đối với y tế toàn cầu, và các quốc gia thực hiện loại hình giám sát này cần được khen ngợi”, ông Ryan nói.
Trích dẫn dữ liệu từ Anh, quan chức WHO cho biết họ không có bằng chứng cho thấy biến thể này khiến người bệnh nặng hơn hoặc gây tử vong cao hơn các chủng Covid-19 hiện có, dù nó dường như lây lan dễ dàng hơn. “Các nước áp lệnh cấm đi lại từ Anh đang thể hiện sự cẩn trọng trong lúc đánh giá nguy cơ. Đó là điều khôn ngoan, nhưng mọi người cần hiểu rằng điều này luôn xảy ra, sẽ luôn xuất hiện những chủng virus mới”, Ryan nói thêm.
Covid-19 đến nay đột biến chậm hơn nhiều so với bệnh cúm và thậm chí biến thể mới ở Anh vẫn có khả năng lây nhiễm thấp hơn nhiều so với các bệnh khác, như quai bị. Theo WHO, vaccine Covid-19 cũng nên đối phó được với các biến thể mới, dù các cuộc kiểm tra đang được tiến hành để đảm bảo điều này.
“Cho đến nay, chúng tôi đã thấy một số thay đổi, đột biến, nhưng không có tác động nào ảnh hưởng đáng kể đến tính mẫn cảm của virus đối với bất kỳ phương pháp điều trị, thuốc hoặc vaccine nào đang được sử dụng. Hy vọng tình hình sẽ tiếp tục theo chiều hướng này”, nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan phát biểu tại cuộc họp.
WHO cho biết họ hy vọng sẽ có thêm thông tin chi tiết trong vài ngày hoặc vài tuần tới về tác động tiềm tàng của chủng Covid-19 mới.
Có vaccine, dịch COVID-19 sẽ cơ bản được kiểm soát trong năm 2021
Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan ngày 26/11 tuyên bố việc cho ra đời một loạt vaccine ngừa COVID-19 sẽ cho phép thế giới kiểm soát được đáng kể dịch bệnh vào năm tới.
Một loại vaccine phòng ngừa COVID-19. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu trên đài truyền hình RTE của Ireland, ông Ryan cho rằng đây là một viễn cảnh khả thi nhưng với điều kiện người dân các nước vẫn phải tuân thủ triệt để việc giữ khoảng cách an toàn và vệ sinh sạch sẽ. Theo ông, tiêm phòng vaccine không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn dịch bệnh COVID-19 mà chỉ là bổ sung thêm biện pháp phòng ngừa nhằm phá vỡ đường cong dịch bệnh, tránh phải tái áp dụng các lệnh phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Theo thống kê, tính đến sáng nay theo giờ Việt Nam, thế giới đã ghi nhận gần 61,3 triệu người mắc COVID-19 và khiến gần 1.437.000 người tử vong. Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 13,2 triệu người mắc bệnh và gần 270.000 người chết.
Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua nhân dịp Lễ Tạ ơn, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 sẽ được tiến hành trong tuần tới và tuần kế tiếp. Những nhóm đối tượng được ưu tiên là các binh sĩ tuyến đầu, nhân viên y tế và người cao tuổi.
WHO kêu gọi các nước không "chính trị hóa" dịch Covid-19 Các quan chức WHO khẳng định sẽ rất khó làm tìm hiểu về nguồn gốc virus trong bầu không khí căng thẳng chính trị. Tại cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva ngày 30/10 các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo một nhóm các chuyên gia đã tiến hành họp trực tuyến với các đối tác Trung...