WHO: Thuốc kháng viêm của Roche và Sanofi giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức khuyến nghị dùng thuốc Actemra và Kevzara, các thuốc vốn thường dùng trị viêm khớp, cho bệnh nhân COVID-19 để giảm tỉ lệ tử vong.
Trụ sở của WHO ở Geneva – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, khuyến nghị của WHO được đưa ra sau khi một nghiên cứu trên 11.000 người cho thấy 2 loại thuốc kháng viêm corticoid là Actemra (của Roche) và Kevzara ( Sanofi) có hiệu quả giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu do Trường Kings College London, Đại học Bristol, Đại học College London và tổ chức Guys and St Thomas NHS Foundation Trust (Anh) thực hiện. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ ngày 6-7.
Qua đánh giá, nhóm chuyên gia của WHO kết luận liệu pháp cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch dùng thuốc ức chế cytokin Interleukin 6 (tức kháng viêm) “giảm được rủi ro tử vong và nhu cầu dùng máy thở”.
Video đang HOT
Theo phân tích của WHO, rủi ro tử vong trong vòng 28 ngày đối với bệnh nhân nguy kịch dùng một trong các loại thuốc kháng viêm corticoid (ví dụ dexamethasone) là 21%, so với người không dùng, chỉ được chăm sóc bình thường là 25%.
Điều đó nghĩa là nếu dùng thuốc thì cứ mỗi 100 bệnh nhân sẽ có thêm 4 người sống sót.
Ngoài ra, với bệnh nhân thể nặng, rủi ro bệnh tiến triển đến giai đoạn phải dùng máy thở/oxy màng ngoài hoặc tử vong là 26% nếu dùng thuốc, nếu không sẽ là 33%.
Có nghĩa nếu dùng thuốc thì cứ 100 bệnh nhân dạng này sẽ có thêm 7 người sống sót mà không cần đặt máy thở.
“Chúng tôi đã cập nhật hướng dẫn điều trị để bổ sung phát hiện mới này” – bà Janet Diaz, quan chức bộ phận sức khỏe khẩn cấp của WHO, cho biết.
Tuần trước, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc Actemra dùng để trị COVID-19. Trước quyết định của FDA, thuốc cũng đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ cho người nhiễm COVID-19.
WHO kêu gọi cần làm nhiều hơn nữa để các loại thuốc này có thể được tiếp cận tại các nước thu nhập thấp đang bùng dịch COVID-19.
Chủng SARS-CoV-2 "nguy hiểm hơn Delta" đã lan rộng tới 31 quốc gia
Lambda - chủng virus mà một số chuyên gia cảnh báo là có thể dễ lây lan và có độc lực mạnh hơn Delta - đã xuất hiện tại ít nhất 31 quốc gia.
Phu đào huyệt làm việc tại một nghĩa trang ở Peru (Ảnh: AP).
Theo Dailymai l, Australia đã phát hiện ca Covid-19 đầu tiên mắc chủng Lambda, trở thành quốc gia thứ 31 ghi nhận chủng virus nguy hiểm này. Lambda lần đầu được phát hiện ở Peru vào mùa hè năm ngoái và nó đang nhanh chóng lây lan và hiện chiếm 81% số ca nhiễm mới Covid-19 tại quốc gia Nam Mỹ.
Các bác sĩ và chuyên gia y tế theo dõi Lambda cảnh báo rằng, biến chủng này có thể lây lan dễ dàng hơn các chủng trước đây, bao gồm Delta.
Chủng Delta lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ và đã gây ra làn sóng lây nhiễm kinh hoàng tại quốc gia Nam Á trong thời gian trước đó. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng gọi Delta là "chủng SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm nhất thế giới" và nó đã lây lan tới khoảng 90 quốc gia, vùng lãnh thổ, "chọc thủng" nhiều hình mẫu tiêm chủng và chống dịch trên thế giới.
Các nhà khoa học của Đại học Chile đã phát hiện 7 đột biến bất thường ở gai protein của Lambda. Giới khoa học đặc biệt lo ngại với đột biến có tên gọi L452Q, tương tự đột biến L452R ở biến chủng Delta khiến biến chủng này dễ lây lan hơn nhiều so với các chủng khác.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia từ đại học trên cũng cảnh báo Lambda sở hữu những đột biến có thể khiến chủng này có khả năng kháng vắc xin Covid-19.
Chuyên gia về sinh học phân tử tại Đại học Cayetano Heredia của Peru, Pablo Tsukayama, tháng 12 năm ngoái, Lambda chỉ chiếm tỷ lệ 1 trong số 200 mẫu xét nghiệm, nhưng tới tháng 3 năm nay, nó đã chiếm đến 50% mẫu bệnh phẩm ở thủ đô Lima và hiện giờ là 80%. Chuyên gia này cho rằng đây là bằng chứng cho thấy tốc độ lây lan của chủng này cao hơn chủng khác.
Ngoài ra, một số chuyên gia y tế cũng nhận định rằng, Lambda có thể gây chết chóc hơn Delta, viện dẫn việc Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới. Theo thống kê của đại học John Hopkins (Mỹ), Peru có tỷ lệ ca tử vong do Covid-19 trên 100.000 dân là 594,85.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho rằng, chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy Lambda có thể gây bệnh nặng hơn ở người mắc Covid-19 hay kháng vắc xin.
Tháng 6 năm nay, WHO xếp Lambda vào nhóm "biến chủng cần theo dõi" vì khả năng lây lan nhanh. Biến chủng này đặc biệt gây lo ngại ở Nam Mỹ, khu vực chiếm 8% dân số, nhưng đang chiếm tới 20% tổng số ca Covid-19 toàn cầu. Giới chuyên gia cảnh báo, Lambda có thể sớm bị xếp vào nhóm "biến chủng đáng lo ngại".
Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang đặt thế giới vào giai đoạn nguy hiểm. Các nước ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine bao gồm tiêm kết hợp các loại vaccine, khuyến cáo tiêm liều thứ 3 đối với người có hệ miễn dịch yếu... Với sự xuất hiện của biến thể Delta, hàng loạt các...