WHO thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn bệnh sốt rét tại châu Phi
Ngày 6/3, tại thủ đô Yaounde của Cameroon, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác đã triệu tập Hội nghị cấp bộ trưởng để thảo luận về các giải pháp ngăn chặn bệnh sốt rét ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét cho trẻ em tại Gisambai, Kenya. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tham dự hội nghị có các Bộ trưởng Y tế và các quan chức chính phủ cấp cao từ 11 quốc gia ở châu Phi đang chịu “từ gánh nặng cao đến tác động lớn” mà bệnh sốt rét gây ra. Hội nghị cũng có sự tham gia của các đối tác phòng chống sốt rét toàn cầu, các tổ chức tài trợ…
Tuyên bố của WHO nêu rõ mục đích của hội nghị nhằm tăng cường các cam kết chính trị và tài chính để ứng phó với bệnh sốt rét, nhằm đạt được các mục tiêu trong Chiến lược Kỹ thuật toàn cầu bệnh sốt rét 2016 – 2030 (GTS 2030). Hội nghị sẽ thiết lập lộ trình tăng cường cam kết chính trị và sự tham gia của xã hội trong phòng chống bệnh sốt rét, với cơ chế trách nhiệm giải trình rõ ràng.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Cameroon, ông Joseph Dion Ngute nhấn mạnh bệnh sốt rét hiện là nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở các quốc gia châu Phi, do đó cần khẩn cấp huy động các nguồn lực để ngăn chặn sự gia tăng số ca tử vong vì căn bệnh này.
Theo WHO, nguồn tài trợ không đủ vẫn là trở ngại lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét khi nguồn lực cần thiết lên tới 3,7 tỷ USD vào năm 2022.
Năm 2022, ước tính có khoảng 249 triệu ca mắc sốt rét và 608.000 ca tử vong ở 85 quốc gia trên thế giới, trong đó châu Phi là nơi có 94% số ca mắc và 95% số ca tử vong do sốt rét. Trẻ em dưới 5 tuổi chiếm khoảng 80% tổng số ca tử vong do sốt rét trong khu vực.
Thủ đô triển khai kế hoạch phòng ngừa sốt rét trở lại
Thủ đô Hà Nội đặt mục tiêu không có sốt rét thứ truyền, duy trì bền vững kết quả loại trừ bệnh sốt rét và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng thường gặp, góp phần nâng cao sức khỏe người dân.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phòng ngừa bệnh sốt rét quay trở lại sau loại trừ và phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp giai đoạn 2024-2025.
Trong giai đoạn 2024-2025, thủ đô Hà Nội đặt mục tiêu không có trường hợp tử vong vì sốt rét tại cộng đồng; Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người gây nên tại các vùng dịch tễ.
Thành phố Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi. Đồng thời, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng, chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn.
Kế hoạch đặt ra các chỉ tiêu cụ thể, đầu tiên 100% số người đi về từ vùng sốt rét lưu hành được quản lý, theo dõi, lấy máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét. 100% trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai được phát hiện, báo cáo, điều tra, quản lý, theo dõi và điều trị kịp thời, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa.
Mỗi năm giảm 10% tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ để đến năm 2025 giảm 20% so với hiện tại; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời.
Điều trị 100% cho người được chẩn đoán mắc bệnh ký sinh trùng. Tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên, thuộc các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm trên 20%. Tẩy sán lá gan nhỏ 1 lần/năm cho đối tượng nguy cơ tại các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm trên 20%.
100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống. Trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ và được tiếp cận các thông tin tuyên truyền về phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
100% trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện.
Toàn bộ cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo về giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng thường gặp, tiến hành được các hoạt động phòng chống và thực hiện tốt báo cáo.
WHO họp khẩn về việc bùng phát căn bệnh nguy hiểm ở châu Phi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp hôm 14.2 trong bối cảnh bùng phát một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi. WHO đã tập hợp các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về cách phát triển vắc xin và phương pháp điều trị khi bị nhiễm...