WHO phát động sáng kiến vaccine toàn cầu chống Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở hội nghị video, phát động sáng kiến mà tổ chức này coi là “sự hợp tác mang tính bước ngoặt” để chống lại Covid-19.
“Chúng ta đang đối mặt với cùng một mối đe dọa mà chúng ta chỉ có thể đánh bại bằng một cách tiếp cận chung”, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu khai mạc cuộc họp ngày 24/4.
“Kinh nghiệm cho thấy dù công cụ có sẵn cũng chưa chắc tiếp cận được hết mọi người. Chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra”, ông nói.
Sáng kiến nhằm mục đích tăng tốc độ nghiên cứu phát triển các loại thuốc, phương pháp xét nghiệm, vaccine an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị Covid-19 cũng như bệnh phổi do nó gây ra, đồng thời đảm bảo người giàu và người nghèo đều được quyền tiếp cận bình đẳng.
Tổng thống Pháp Macron thảo luận với Giám đốc WHO Tedros trong cuộc họp trực tuyến hôm 24/4. Ảnh: Reuters.
Các nhà lãnh đạo châu Á, Trung Đông và châu Mỹ cũng tham gia hội nghị nhưng một số nước lớn không tham dự, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Phát ngôn viên của phái đoàn Mỹ tại Geneva thông báo trước Mỹ sẽ không tham gia.
“Dù Mỹ không tham dự cuộc họp đang được thảo luận, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tiếp tục dẫn đầu trong các vấn đề sức khỏe toàn cầu, bao gồm cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện tại”, ông trả lời qua email.
“Chúng tôi vẫn quan ngại sâu sắc về hiệu quả của WHO vì những thất bại ban đầu của tổ chức này khiến dịch lan rộng như hiện nay”, ông nói.
Tổng thống Mỹ Donal Trump đã tuyên bố cắt viện trợ cho WHO, chỉ trích tổ chức này chậm phản ứng khi dịch bùng phát và thiên vị Trung Quốc. Tuy nhiên, Giám đốc WHO Tedros kiên quyết bảo vệ cách thức WHO xử lý dịch và cam kết đánh giá sau dịch như từng làm với mọi cuộc khủng hoảng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nằm trong số những lãnh đạo thế giới tham gia hội nghị, đồng thời lên tiếng ủng hộ WHO.
Macron kêu gọi tất cả các nước G7 và G20 hãy ủng hộ sáng kiến, nói thêm “tôi hy vọng chúng ta xoay quanh sáng kiến này, cùng Mỹ và Trung Quốc đạt được đồng thuận bởi nó nói lên ‘cuộc chiến chống Covid-19 vì lợi ích chung của nhân loại, muốn chiến thắng, không nên chia rẽ’”.
Video đang HOT
“Sáng kiến liên quan tới lợi ích chung toàn cầu nhằm sản xuất vaccine và phân phối nó đến mọi nơi trên thế giới”, bà Merkel nói.
Ramaphosa, chủ tịch Liên minh châu Phi, cảnh báo lục địa này có cơ sở y tế kém, “cực kỳ dễ bị tổn thương trước sự tàn phá của nCoV và cần được hỗ trợ”.
Trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009 đã có những chỉ trích rằng việc phân phối vaccine không công bằng vì nước giàu mua được nhiều hơn.
“Chúng ta cần đảm bảo những người cần thuốc, cần vaccine, sẽ được cung cấp đầy đủ”, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, nói. “Cần rút ra bài học từ AIDS. Hàng triệu người đã chết trước khi thuốc kháng virus retro được sử dụng rộng rãi”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết mục tiêu là tạo ra một nỗ lực cam kết toàn cầu vào ngày 4/5 nhằm xây dựng quỹ 8,10 tỷ USD để đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị nCoV.
“Đây chỉ là bước đầu tiên, trong tương lai vẫn cần nhiều hơn nữa”, von der Leyen nói.
Hơn 2,7 triệu người trên thế giới đã nhiễm nCoV và gần 190.00 người tử vong sau khi Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái.
Đã có hơn 100 vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu và phát triển, bao gồm 6 loại đang được thử nghiệm lâm sàng, theo tiến sỹ Seth Berkley, giám đốc điều hành liên minh vaccine GAVI, đối tác công tư dẫn đầu các chiến dịch tiêm chủng ở các nước nghèo.
“Chúng ta cần đảm bảo có đủ vaccine cho mọi người, chúng ta cần sự lãnh đạo toàn cầu để xác định và ưu tiên những nơi cần vaccine”, ông nói.
Yuan Qiong, cố vấn chính sách và pháp lý cao cấp của tổ chức y tế nhân đạo Bác sĩ Không Biên giới, hoan nghênh các cam kết nhưng kêu gọi từng bước cụ thể. “Không thể xảy ra bất kỳ sự độc quyền sáng chế và trục lợi từ Covid-19″, bà nói.
Hồng Hạnh
WHO lập kế hoạch "bước ngoặt" chống Covid-19, Mỹ thẳng thừng từ chối tham gia
Ngày 24.4, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã cùng cam kết sẽ hợp tác đẩy mạnh việc xét nghiệm, phát triển thuốc, vắc xin chống Covid-19 và chia sẻ những thành tựu y tế cho toàn cầu.
Đây là kế hoạch được cho là mang tính "bước ngoặt" của WHO trong cuộc chiến với Covid-19. Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố không tham gia kế hoạch này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa là một trong số những lãnh đạo đã tham gia cuộc họp do WHO khởi xướng nhằm thúc đẩy nỗ lực quốc tế trong đối phó với đại dịch.
Kế hoạch của WHO đề ra là tăng tốc độ phát triển các loại thuốc, xét nghiệm và vắc xin chống Covid-19 dựa trên sự hợp tác giữa các nước. Cùng với đó là đảm bảo khả năng tiếp cận chăm sóc y tế cho những người nghèo trong bối cảnh dịch bệnh lây lan.
"Chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa chung và chỉ có thể đánh bại nó bằng một phản ứng chung", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp với lãnh đạo các nước.
"Kinh nghiệm đã nói với chúng ta rằng, ngay cả khi những nguồn lực để đối phó với dịch bệnh là có sẵn, thì chúng cũng chưa chắc chắn sẽ được phân phối đầy đủ cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Tổng Giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (ảnh: AP)
Tổng thống Pháp cho biết: "Hiện tại chúng tôi sẽ tiếp tục huy động nguồn lực của các nước G7 và G20 để ủng hộ cho sáng kiến (của WHO). Tôi hy vọng chúng ta sẽ gác những bất đồng qua một bên, kể cả những hiểu lầm giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến chống lại Covid-19 đem đến lợi ích chung cho loài người và không nên có sự đấu đá để giành chiến thắng riêng trong trận chiến này".
Các nhà lãnh đạo châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ đều tham gia hội nghị trực tuyến được cho là quan trọng này, tuy nhiên, phát ngôn viên phái đoàn Mỹ tại Geneva (Thụy Sĩ), cho biết họ sẽ không tham gia.
"Sẽ không có sự tham gia chính thức của Mỹ vào kế hoạch này", phát ngôn viên phái đoàn Mỹ tại Geneva trả lời Reuters.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham gia cuộc họp do WHO đề xuất (ảnh: Reuters)
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố WHO đã mắc sai lầm trong phản ứng với dịch bệnh, thiên vị Trung Quốc và quyết định tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Ông Seth Berkley - Giám đốc điều hành của liên minh vắc xin GAVI, cho rằng, kế hoạch hợp tác quốc tế của WHO là rất quan trọng, đặc biệt là trong việc phân phối vắc xin Covid-19 sau khi được hoàn thành tới các nước kém phát triển.
"Chúng ta cần đảm bảo có đủ vắc xin cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể lặp lại sai lầm từng xảy ra trong năm 2009 khi dịch H1N1 hoành hành. Vắc xin ngừa H1N1 đã không có đủ cho những nước kém phát triển và khi nguồn cung có đủ, nó đã đủ một cách quá muộn", ông Berkley phát biểu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Mỹ dọa phạt nặng WHO, Philippines kéo dài phong tỏa thủ đô vì Covid-19 Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, khiến Nhật điêu đứng, Philippines phải kéo dài lệnh phong tỏa thủ đô, trong khi Mỹ tái đe dọa trừng phạt WHO vì những thất bại trong cách ứng phó. Trang Worldometers thống kê, tính đến 18h chiều 24/4 (theo giờ Việt Nam) đã có ít nhất 2.745.535 người...