WHO phản đối đề xuất cấp ‘hộ chiếu miễn dịch’
Ngày 25.4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định không có đủ bằng chứng cho thấy bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi sẽ không tái nhiễm lần 2.
Một phụ nữ đeo khẩu trang trên tàu điện ở Seoul, Hàn Quốc – ẢNH: REUTERS
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh một số nước cho rằng việc sản sinh kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 là cơ sở cho “ hộ chiếu miễn dịch” hoặc “giấy chứng nhận không có rủi ro” giúp bệnh nhân đã khỏi bệnh trở lại cuộc sống bình thường.
Những người nhận được ‘hộ chiếu miễn dịch’ có thể bỏ qua lời khuyên về sức khỏe cộng đồng, làm tăng rủi ro tiếp tục lây lan dịch bệnh.
Washington Post ngày 21.4 đưa tin Chile là quốc gia đầu tiên cấp “hộ chiếu miễn dịch”. Những bệnh nhân khỏi bệnh được cấp một chiếc thẻ cho phép họ được miễn kiểm tra y tế hoặc các lệnh hạn chế giao tiếp xã hội khác.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ, cho biết “hộ chiếu miễn dịch” có thể mang lại hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể và nước này đang nghiên cứu để áp dụng.
Anh và Đức cũng đang cân nhắc phát hành “hộ chiếu miễn dịch” để giúp người từng nhiễm virus sớm quay lại làm việc.
Xuân Thu Thủy
Đại dịch khiến hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới không đến trường - và đây là những gì đang diễn ra
Đối với một số người, điều đó đồng nghĩa với việc không được học hoàn toàn, trong khi một số đang thử nghiệm mô hình học tập trực tuyến.
Video đang HOT
Nhưng trong khi học trực tuyến đang cho phép trẻ em tiếp tục tiếp thu kiến thức trong thời gian dịch bệnh bùng phát, thì mô hình này cũng nảy sinh một số vấn đề.
Ảnh minh họa
Đã hai tuần nay, không có tiếng chuông trường, hành lang nhộn nhịp, căng tin hay đồng phục. Thay vì đi đến ngôi trường công lập ở Thượng Hải, Huang ngồi bên laptop từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong bộ đồ ngủ, học livestream hết lớp này tới lớp khác.
Đối với lớp học giáo dục thể chất, giáo viên của cô thực hiện các bài tập cho học sinh theo dõi. Đối với tiếng Anh, cô ngồi im lặng theo dõi bài giảng qua lớp học ảo từ 20 đến 30 học sinh.
Cô phủ khăn giấy lên webcam, để các bạn cùng lớp không thể nhìn thấy nếu giáo viên gọi cô để trả lời câu hỏi. "Chúng tôi đang ở nhà, vì vậy không phải lúc nào trông cũng xinh đẹp", cô nói.
Huang hầu như không rời khỏi nhà, và cô đã không gặp bạn bè trong suốt một tháng. Nhưng không chỉ mình cô, mà hầu như học sinh, sinh viên khắp nơi đang cùng có trải nghiệm học tập từ xa lớn nhất thế giới.
Hàng triệu học sinh sinh viên trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa trường học. Đối với một số người, điều đó đồng nghĩa với việc không được học hoàn toàn, trong khi một số đang thử nghiệm mô hình học tập trực tuyến. Nhưng trong khi học trực tuyến đang cho phép trẻ em tiếp tục tiếp thu kiến thức trong thời gian dịch bệnh bùng phát, thì mô hình này cũng nảy sinh một số vấn đề. Đối với một số sinh viên, các vấn đề nhỏ là kết nối internet chập chờn hoặc gặp khó khăn trong việc giữ động lực học. Đối với số khác, học tập từ xa có thể phải trả giá bằng sức khỏe tinh thần của họ - hoặc thậm chí là tương lai học tập của họ.
Học ở nhà diễn ra như thế nào
Các thiết bị nhìn chung đều giống nhau: máy tính xách tay, kết nối internet và một chút tập trung. Nhưng loại hình học tập trực tuyến khác nhau ở mỗi trường học, và ở mỗi quốc gia.
Đối với Huang, học ở nhà đồng nghĩa với việc dành hàng giờ trước máy tính mà thiếu đi sự giao tiếp xã hội. Không có cuộc thảo luận nào trong lớp và cô thường không thể nghe thấy cô giáo của mình vì kết nối internet kém. Cô cảm thấy các bạn cùng lớp - và chính giáo viên đang cố gắng duy trì động lực. "Chúng tôi không phản hồi lại giáo viên mặc dù họ muốn điều đó. Vì vậy, họ cảm thấy tồi tệ và chúng tôi cũng cảm thấy khó xử", cô nói.
Ngay cả sau giờ học, công việc của cô vẫn chưa kết thúc. Cô thường thức đến 10 giờ tối mỗi đêm, hoàn thành bài tập về nhà mà cô phải nộp trực tuyến. Mặc dù cô không gặp mặt bạn bè trực tiếp, Huang nói rằng cô thực sự cảm thấy gần gũi với họ hơn - họ nói chuyện nhiều hơn bình thường qua những ứng dụng nhắn tin trực tuyến của Trung Quốc như WeChat và QQ vì họ rất khao khát được trò chuyện.
"Bởi vì chúng tôi không thể gặp bạn bè nào trong lúc này, vì vậy chúng tôi phải lên mạng."
Trên khắp Trung Quốc, học sinh tiểu học và trung học được yêu cầu hỗ trợ để học trực tuyến, theo cơ quan truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã. Trung Quốc đã bắt đầu phát sóng các lớp học tiểu học trên truyền hình công cộng, và ra mắt một mô hình học tập trên nền tảng đám mây, dựa trên chương trình giảng dạy quốc gia mà 50 triệu học sinh có thể sử dụng cùng lúc.
Ở Hồng Kông, nơi các trường học đã bị đóng cửa trong một tháng, một số giáo viên đang tiến hành những công việc "khác thường".
Tại trường International Montessori, sinh viên làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ trên Google Hangouts để tất cả họ có thể nhìn thấy và nói chuyện với nhau.
Nhà trường ban đầu chỉ đăng video và các hoạt động cho học sinh trên trang web của họ, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng điều quan trọng là trẻ em phải nhìn thấy nhau và nói chuyện với giáo viên của chúng. Bây giờ họ học cùng nhau trong các nhóm trực tuyến nhỏ.
"Tất cả bọn trẻ đều bị nhốt trong các căn hộ", hiệu trưởng Adam Broomfield nói. "Tôi chưa bao giờ trải qua việc các trường học đồng loạt bị đóng cửa như thế này."
Cách học mới lạ này thực sự đã dẫn đến sự đổi mới, ông nói - một sinh viên đã làm một video giải thích cách họ giải một bài toán, và một giáo viên đã làm một video từ một bãi biển cho bài học về địa chất.
Theo một cách nào đó, tình huống giống như cố gắng sửa sang một phòng tắm khi vòi nước vẫn đang chảy, ông nói. "Chúng tôi đã có rất ít sự chuẩn bị cho việc này", ông nói. "Nếu bạn định cải tạo phòng tắm, bạn phải tắt nước trước. Đây chính xác là việc cải tổ giáo dục, nhưng chúng tôi phải thực hiện nó ngay lập tức."
Học từ xa có phải là một điều tốt?
Đây không phải là lần đầu tiên các trường phải đóng cửa hoặc thử nghiệm việc học từ xa. Ở các quốc gia có mùa đông đặc biệt khắc nghiệt, trẻ em đôi khi thấy trường học bị hủy bỏ vì "những ngày tuyết rơi". Tại Hồng Kông, một số trường đã hủy các lớp học vào năm ngoái vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra.
Và không phải từ trước đến nay các chuyên gia giáo dục chưa bao giờ nghĩ đến việc học mà không có một giáo viên đứng lớp. Trẻ em ở các vùng xa xôi của Úc từ lâu đã học bài qua các chương trình giáo dục bằng radio. Và, ở Trung Quốc, trí tuệ nhân tạo đã được quảng cáo là một cách để đảm bảo sinh viên ở các vùng nông thôn có được một nền giáo dục tốt hơn.
Theo Dede, sự kết hợp giữa giảng dạy trực tuyến và trực tiếp tốt hơn là học hoàn toàn bằng cả hai phương pháp này.
Nhưng điều cốt yếu không phải là phương tiện, ông nói - mà là chất lượng và phương pháp giảng dạy. "Điều tồi tệ nhất đối với trẻ em là bị cô lập ở nhà, không có sự tương tác với bạn bè, không có cơ hội có một nhà giáo dục lành nghề để giúp chúng học hỏi", ông nói.
Ông coi đây là cơ hội để các nhà giáo dục thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới, và sau đó quay lại với các lớp học bình thường.
Bất kể phong cách giảng dạy, sinh viên vẫn nên cảm thấy may mắn vì những gì đang trải qua cho đến bây giờ.
"Chúng tôi có phương tiện truyền thông xã hội, và internet, và chúng tôi có điện thoại thông minh. Vì vậy, mức độ cô lập và mức độ mất cơ hội học hỏi sẽ lớn hơn nhiều nếu điều này xảy ra hai thập kỷ trước", ông nói.
Mỹ Linh
Bất chấp COVID-19, Mỹ sẽ mở cửa lại nền kinh tế vào tháng 5? Theo chuyên gia, Mỹ có thể sẵn sàng cửa trở lại nền kinh tế vào tháng 5. Ngày 12/4, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci cho biết, nước này có thể bắt đầu mở cửa trở lại vào tháng 5. Ông Fauci nói thêm rằng, các khu vực trên khắp nước Mỹ sẽ có thời...