WHO phản đối cách binh sĩ Israel đối xử với nhân viên tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 12/12 đã bày tỏ bất bình về vụ việc quân đội Israel giam giữ và ngược đãi một nhân viên của tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ.
Một nhân viên y tế ngồi bên trong xe cứu thương bị quân đội Israel chặn lại. Ảnh: Reuters
Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng nhiệm vụ ngày 9/12 do tổ chức này dẫn đầu nhằm tiếp tế và sơ tán bệnh nhân khỏi bệnh viện Al-Ahli ở Bắc Gaza đã bị Israel ngăn chặn ở cả hai hướng.
Ông Tedros nói: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc kiểm tra kéo dài và giam giữ các nhân viên y tế, khiến tính mạng của những bệnh nhân vốn yếu ớt lại gặp nguy hiểm”. Al-Ahli có 1.500 bệnh nhân là bệnh viện cuối cùng vẫn hoạt động một phần ở Bắc Gaza.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin, trên đường ra khỏi miền Bắc, khi đến trạm kiểm soát của Israel, một số bệnh nhân và nhân viên Trăng lưỡi liềm Đỏ đã bị yêu cầu xuống xe cứu thương. Binh sĩ Israel có vũ trang đã khám xét những bệnh nhân nguy kịch.
Một trong 19 bệnh nhân bị thương nặng mà WHO cố gắng giải cứu đã chết trên đường đi do bị cản trở di chuyển.
Ông Richard Peeperkorn, đại diện của WHO tại Gaza, người có mặt trong đoàn xe, cho biết đã buộc phải để một nhân viên của Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine ở lại. Ông Peeperkorn nói với các phóng viên: “Sau hai tiếng rưỡi, chúng tôi phải đưa ra lựa chọn vô cùng khó khăn là rời khỏi khu vực cực kỳ nguy hiểm này và tiếp tục vì sự an toàn cũng như sức khỏe của bệnh nhân”.
Binh sĩ Israel đã lột quần áo, đánh đập rồi để nhân viên của Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine đi bộ vài giờ sau đó trong tình trạng không quần áo và tay vẫn bị trói sau lưng. Ông Peeperkorn bày tỏ: “Câu chuyện của nhân viên đó thật đau lòng, sự sỉ nhục và đối xử vô nhân đạo mà người này phải chịu đựng là khá sốc”.
Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc – bà Meirav Eilon Shahar – không bình luận về vụ việc. Bà chỉ nói rằng không nắm đủ thông tin về vụ việc.
Đã có trường hợp các nhân viên y tế bị giam giữ trong chuyến công tác tới các cơ sở y tế ở Gaza. Vào ngày 18/11, sáu người đã bị giam giữ khi làm một nhiệm vụ do WHO dẫn đầu nhằm di chuyển bệnh nhân từ bệnh viện Al-Shifa. WHO cho biết 4 trong số những người đó vẫn đang bị giam giữ.
Công tác cứu trợ của WHO tại Dải Gaza bị cản trở
Ngày 12/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về hoạt động kiểm tra an ninh đối với các đoàn xe chở thiết bị y tế tại Dải Gaza và việc tạm giữ các nhân viên y tế sau những cuộc kiểm tra ảnh hưởng đến công tác chữa trị cho người bệnh.
Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Rafah, Dải Gaza, ngày 19/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết một phái đoàn do WHO đứng đầu làm nhiệm vụ tại bệnh viện Al-Ahli ở Dải Gaza cuối tuần qua đã bị lực lượng Israel chặn lại 2 lần tại chốt an ninh Wadi, trên đường đến phía Bắc dải Gaza và theo chiều ngược lại. Ông cho biết một số nhân viên của Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cũng bị tạm giữ trong các đợt kiểm tra này.
Phái đoàn này vận chuyển 19 bệnh nhân nặng và các thiết bị y tế để hỗ trợ 1.500 bệnh nhân tại bệnh viện Al-Ahli vốn đã bị tàn phá nghiêm trọng kể từ khi xung đột bùng phát hồi đầu tháng 10.
WHO cho rằng những đợt kiểm tra an ninh kéo dài và việc tạm giữ các nhân viên y tế chính là gây nguy hiểm cho các bệnh nhân. Ông Tedros cho biết do chậm trễ, 1 bệnh nhân đã tử vong trên đường đi vì các vết thương nguy hiểm mà không được chữa trị kịp thời.
Đây không phải lần đầu tiên các nhân viên y tế bị tạm giữ trong khi thực hiện nhiệm vụ tại Dải Gaza. WHO cho biết ngày 18/11, nhóm vận chuyển bệnh nhân từ bệnh viện Al-Shifa cũng bị chặn lại và 6 thành viên bị tạm giữ, trong đó có 4 người đến nay chưa được thả.
Cùng ngày, đại diện WHO tại Vùng lãnh thổ của người Palestine bị chiếm đóng, Richard Peeperkorn, cho biết chỉ có 11 bệnh viện tại Dải Gaza, tức là chưa đến 1/3 tổng số bệnh viện tại dải đất này, còn hoạt động nhưng không đầy đủ. Phát biểu tại cuộc họp báo qua video, quan chức WHO cho biết chỉ trong 66 ngày, số bệnh viện còn hoạt động tại Dải Gaza giảm mạnh từ 36 xuống 11 bệnh viện, trong đó 1 bệnh viện ở phía Bắc và 10 bệnh viện ở phía Nam. WHO hy vọng sẽ không có bệnh viện nào khác bị tê liệt.
Trong khi đó, người phát ngôn cơ quan y tế Dải Gaza Ashraf al-Qudra cho biết lực lượng Israel đang bố ráp bệnh viện Kamal Adwan ở phía Bắc sau khi vây hãm và ném bom cơ sở này trong vài ngày. Quân đội Israel chưa có thông báo chính thức về đợt tấn công này. Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), bệnh viện này đang điều trị cho 65 bệnh nhân, trong đó có 12 trẻ em thuộc khoa chăm sóc đặc biệt và 6 trẻ sơ sinh trong lồng ấp. Bên cạnh đó, khoảng 3.000 người sơ tán tránh xung đột cũng đang mắc kẹt tại cơ sở này trong tình trạng thiếu điện, nước, thực phẩm và chờ được đưa đến nơi an toàn.
Thủ tướng Israel tuyên bố sẽ phi quân sự hóa Dải Gaza sau cuộc chiến với Hamas Tối 5/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định Dải Gaza sẽ phải được phi quân sự hóa sau cuộc chiến với Hamas. Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch tấn công trên bộ ở Dải Gaza ngày 3/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo tờ The Times of Israel, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, ông Netanyahu...