WHO nói miễn dịch cộng đồng là ‘phi đạo đức’
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phản đối chiến lược miễn dịch cộng đồng để ngăn Covid-19, cho rằng phương thức này “phi đạo đức”.
“Chưa bao giờ trong lịch sử y tế công cộng, miễn dịch cộng đồng được sử dụng như một chiến lược để ứng phó với một đợt bùng phát dịch”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros nói tại họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 12/10.
Ông thêm rằng nhân loại vẫn có quá ít thông tin về miễn dịch với Covid-19 để có thể biết liệu khả năng miễn dịch cộng đồng có đạt được hay không. “Việc cho phép một loại virus nguy hiểm mà chúng ta không hiểu rõ lây lan tự do chỉ đơn giản là phi đạo đức”, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 12/10. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
“Chúng ta có một số manh mối, nhưng chúng ta không có bức tranh hoàn chỉnh”, Tedros nói, đề cập tới mức hiểu biết hiện nay về nCoV, lưu ý rằng WHO đã ghi nhận các trường hợp người dân bị tái nhiễm nCoV sau khi hồi phục từ đợt nhiễm virus ban đầu.
Ông giải thích dù hầu hết mọi người có khả năng phát triển một số loại phản ứng miễn dịch, vẫn chưa rõ thời gian tồn tại hoặc mức độ bảo vệ của kháng thể và những người khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau.
“Khả năng miễn dịch cộng đồng đạt được bằng cách bảo vệ con người khỏi virus, chứ không phải bằng cách để họ phơi nhiễm với nó. Một số nhà nghiên cứu lập luận rằng việc cho phép Covid-19 lây lan trong các quần thể dễ bị tổn thương sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cộng đồng và là một cách thực tế hơn để ngăn đại dịch, thay vì các biện pháp phong tỏa gây thiệt hại về kinh tế”, ông nói.
Tiến sĩ Tedros cho rằng các quan chức y tế thường hướng tới việc đạt được miễn dịch cho người dân bằng cách tiêm phòng, và lưu ý rằng để có được khả năng miễn dịch cộng đồng với một bệnh truyền nhiễm mạnh như sởi, thì khoảng 95% dân số phải được tiêm chủng.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019, khiến hơn 38 triệu người nhiễm, gần 1,1 triệu người chết. WHO ước tính chưa đầy 10% dân số thế giới hiện nay đạt khả năng miễn dịch với nCoV ở các cấp độ khác nhau, có nghĩa là phần lớn người dân trên hành tinh vẫn trong khả năng bị lây nhiễm.
Twitter dán nhãn cảnh báo tuyên bố 'miễn dịch' nCoV của Trump
Twitter dán nhãn dòng tweet của Trump nói rằng ông miễn dịch với nCoV sau khi các bác sĩ đồng ý để Tổng thống Mỹ trở lại các hoạt động công cộng.
"Hôm qua, các bác sĩ Nhà Trắng đã phê chuẩn toàn bộ và đầy đủ. Như vậy đồng nghĩa tôi không thể nhiễm virus (miễn dịch) và không thể lây truyền nó. Rất tốt khi biết điều này!!!", Tổng thống Donald Trump ngày 11/10 viết trên mạng xã hội Twitter.
Tổng thống Trump tháo khẩu trang để chuẩn bị phát biểu từ ban công Blue Room, Nhà Trắng, ngày 10/10. Ảnh: AP.
Cùng ngày, ông cũng khẳng định khả năng miễn dịch của mình trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fox News. "Có vẻ như tôi đã miễn dịch, tôi không biết, có thể trong thời gian dài nhưng cũng có thể là một thời gian ngắn. Tôi cũng có thể đạt miễn dịch suốt đời, không ai thực sự biết, nhưng tôi đã miễn dịch", ông chủ Nhà Trắng nói.
Chưa có bằng chứng nào cho thấy một người có thể miễn dịch với nCoV sau khi nhiễm virus, theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). CDC còn đặc biệt khuyến cáo người dân không nên tự cho rằng mình miễn dịch trước virus.
Nhãn cảnh báo của Twitter cho biết dòng tweet từ Tổng thống Trump "vi phạm các quy định về lan truyền thông tin gây hiểm nhầm và thông tin tiềm ẩn nguy cơ gây hại liên quan đến Covid-19".
"Chúng tôi đặt cảnh báo lợi ích công cộng lên dòng tweet của Tổng thống Trump vì nó vi phạm Chính sách Thông tin Gây hiểu lầm về Covid-19", một phát ngôn viên Twitter cho hay. "Theo tiêu chuẩn của cảnh báo lợi ích công cộng này, các tương tác với dòng tweet sẽ bị hạn chế đáng kể".
Tổng thống Trump đăng một thông điệp tương tự lên Facebook nhưng mạng xã hội này chưa có bất kỳ cảnh báo nào dù thực tế là nó cũng vi phạm các quy định mà Facebook đưa ra. Bài đăng đã được chia sẻ hơn 24.000 lần.
Bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley hôm 10/10 thông báo "Tổng thống đã đáp ứng các tiêu chí của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) về việc ngừng cách ly an toàn, mẫu PRC sáng nay cũng cho thấy, theo các tiêu chuẩn được công nhận, ông ấy không còn bị coi là nguồn nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác nữa".
Gần 1,1 triệu người đã chết vì nCoV toàn cầu Toàn cầu ghi nhận gần 1,07 triệu người chết trong hơn 37,4 triệu người đã nhiễm nCoV, WHO bày tỏ lo ngại về tình hình châu Âu. 214 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 37.434.890 ca nhiễm và 1.077.115 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 345.237 và 5.026 ca sau 24 giờ, trong khi 28.094.511 người đã bình phục,...