WHO: Nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi hiện là nhóm mắc bệnh nhiều nhất
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em trước COVID-19 khi nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi hiện là nhóm bị mắc bệnh nhiều nhất.
Cơ quan này cũng cho rằng việc bắt buộc tiêm ngừa nên là biện pháp sau cùng.
Một bé gái ở Pennsylvania, Mỹ, được tiêm ngừa COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Trong phát biểu ngày 7-12, giám đốc WHO tại khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, lưu ý việc số ca mắc COVID-19 đang tăng mạnh ở mọi lứa tuổi và tăng mạnh nhất ở nhóm trẻ từ 5 đến 14 tuổi.
“Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn 2 đến 3 lần so với trung bình dân số không phải điều bất thường”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Kluge nói. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc này không chỉ đe dọa sức khỏe của trẻ em mà chúng còn làm tăng nguy cơ lây cho cha mẹ, ông bà của các em ở nhà.
Video đang HOT
“Các nước nên thảo luận và cân nhắc việc tiêm ngừa cho trẻ em”, ông Kluge nói. Ngoài ra, WHO cũng đưa ra các đề xuất như tăng cường thông khí, đeo khẩu trang trong các trường học.
Ngoài ra, vị giám đốc của WHO tại châu Âu khuyến cáo các nước không nên áp biện pháp bắt buộc tiêm ngừa COVID-19. Theo ông, đây nên là giải pháp sau cùng khi mọi cách khác nhằm nâng tỉ lệ tiêm ngừa không còn tác dụng.
Ông Kluge cho biết dù việc bắt buộc tiêm ngừa sẽ giúp nâng tỉ lệ tiêm trong một số trường hợp, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến “niềm tin của công chúng”.
“Điều chấp nhận được trong một xã hội, cộng đồng này chưa chắc được chấp nhận ở nơi khác”, ông Kluge nói. Đến nay, theo Hãng tin Reuters, một số nước như Indonesia, Micronesia và Turkmenistan đã bắt buộc tất cả người trưởng thành tiêm ngừa COVID-19.
Về việc tiêm trộn vắc xin, ngày 7-12, người phát ngôn Margaret Harris của WHO cho biết nhóm chuyên gia cố vấn của tổ chức này đang đánh giá việc tiêm trộn này và sẽ báo cáo vào ngày 9-12.
WHO khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương điều trị COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng bằng chứng hiện tại cho thấy phương pháp huyết tương không cải thiện khả năng sống sót, không làm giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân.
Hơn thế, phương pháp này rất mất thời gian và tốn kém trong quản lý.
WHO khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương điều trị COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Ngày 6-12, Tổ chức Y tế thế giới ra khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương (dùng huyết tương lấy từ máu của bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 và hồi phục) cho người bị bệnh COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình.
WHO cho biết các khuyến nghị mới nhất của họ dựa trên bằng chứng từ 16 thử nghiệm về phương pháp huyết tương liên quan đến 16.236 bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở các mức độ không nặng, nặng và nguy kịch.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy phương pháp có lợi ích hạn chế trong điều trị.
Trên tạp chí y khoa Anh, WHO cho rằng "bằng chứng hiện tại cho thấy nó không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân. Hơn thế, phương pháp này rất tốn thời gian và gây tốn kém trong quản lý".
Cơ quan này cũng khẳng định, với những bệnh nhân bị bệnh nặng và nguy kịch, việc điều trị bằng phương pháp huyết tương chỉ nên thực hiện trong khuôn khổ thử nghiệm lâm sàng.
Huyết tương là một chất dịch có màu vàng nhạt và là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.
Huyết tương của người khỏi bệnh là chất dịch lấy từ máu của người đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh có chứa các kháng thể do cơ thể sản xuất sau khi bị nhiễm bệnh.
Đây là một trong những phương pháp điều trị tiềm năng được nghiên cứu sớm trong đại dịch COVID-19.
Chuyên gia Nga: Omicron có thể báo hiệu đại dịch sắp kết thúc Bên cạnh một số quan ngại, có ý kiến cho rằng biến thể Omicron không nhất thiết phải là mối nguy hiểm lớn như Delta, thậm chí mở ra tương lai con người sống chung hòa bình với virus. Cho đến nay, ảnh hưởng của biến thể Omicron với tương lai đại dịch vẫn còn là ẩn số - Ảnh: NBC Theo Hãng...