WHO nhận định dịch Covid-19 tại châu Mỹ vẫn chưa đạt đỉnh
Dịch Covid-19 vẫn lây lan rất mạnh tại châu Mỹ và chưa đạt đỉnh, số người nhiễm bệnh trên thế giới sẽ vượt qua cột mốc 10 triệu người trong tuần sau.
Nhận định trên được Giám đốc điều hành, đồng thời là người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới, ông Mike Ryan đưa ra trong buổi họp báo về đại dịch Covid-19 chiều ngày 24/6 tại trụ sở tổ chức ở Geneva, Thụy Sỹ.
WHO nhận định dịch Covid-19 tại châu Mỹ vẫn chưa đạt đỉnh. Ảnh: AFP.
Theo ông Mike Ryan, mức độ lây nhiễm virus Sars-CoV-2 tại các nước Trung và Nam Mỹ vẫn đang rất mạnh và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
Video đang HOT
“Về tổng thể, đại dịch Covid-19 tại châu Mỹ vẫn đang rất căng thẳng, đặc biệt tại nhiều quốc gia Trung và Nam Mỹ. Trong vài tuần qua, chúng tôi đang chứng kiến một xu hướng liên tục gia tăng rất đáng ngại, tại một số nước mức tăng từ 25-50% mỗi ngày số ca nhiễm bệnh. Điều này có nghĩa là rất nhiều nước tại Trung và Nam Mỹ vẫn đang phải hứng chịu sự lây nhiễm dai dẳng trong cộng đồng”,ông Mike Ryan cho biết.
Theo các số liệu được trường Đại học John Hopkins của Mỹ tổng hợp hàng ngày, Nam Mỹ đang là tâm dịch lớn nhất thế giới, cùng với Ấn Độ. Brazil, quốc gia lớn nhất châu Mỹ la-tinh hiện đã ghi nhận gần 54.000 ca tử vong vì Covid-19, cao thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Trung bình Brazil có thêm trên 30.000 ca nhiễm và gần 1.000 ca tử vong vì Covid-19 mỗi ngày. Các nước như: Peru, Chile và Mexico cũng có diễn biến dịch Covid-19 rất phức tạp, đứng trong danh sách những nước có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới.
Về tình hình dịch Covid-19 hiện nay trên toàn thế giới, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, cột mốc 10 triệu người nhiễm virus Sars-CoV-2 trên toàn cầu sẽ sớm đạt được trong tuần tới khi virus đang lây lan rất mạnh tại Nam Mỹ và Ấn Độ.
Theo WHO, trong tuần qua, thế giới đạt 1 triệu ca nhiễm chỉ trong 1 tuần, trong khi vào giai đoạn đầu của đại dịch, phải sau gần 3 tháng mới có 1 triệu người nhiễm. Điều này cho thấy, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vẫn chỉ ở giai đoạn đầu và thế giới còn một chặng đường dài trước mắt mới chặn đứng được đại dịch này.
127 nhà báo đã chết vì Covid-19
127 nhà báo đã chết vì Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 31/5 trên phạm vi toàn thế giới.
Theo số liệu của Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí (PEC) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, trong số 127 người chết Covid-19, khoảng hai phần ba đang làm nhiệm vụ.
Tổng thư ký Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí, Blaise Lempen, khẳng định các nhân viên báo chí có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Đây là lực lượng thông tin về sự lây lan của dịch bệnh.
Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí cho biết, số liệu này dựa trên việc thu thập từ nhiều nguồn từ các hiệp hội nhà báo quốc gia, truyền thông địa phương và phóng viên Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí trên toàn thế giới.
Theo số liệu, Peru là quốc gia có số phóng viên chết vì Covid-19 nhiều nhất với 15 người. Brazil và Mexico có 13 nạn nhân, Mỹ có 12 nhà báo, Nga và Anh có 5 người.
Được thành lập vào tháng 6/2004 bởi một nhóm các nhà báo quốc tế, Chiến dịch biểu tượng báo chí là một tổ chức phi chính phủ, với mục đích tăng cường bảo vệ pháp lý và an toàn cho các nhà báo trong các khu vực xung đột, khu vực bất ổn dân sự hoặc khi thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm.
25.000 địa chỉ và mật khẩu email của WHO, quỹ Gates bị phát tán Gần 25.000 địa chỉ và mật khẩu email của Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức tham gia chống dịch Covid-19 đã bị phát tán trên các mạng xã hội liên quan tới các nhóm cực hữu. Washington Post hôm 22/4 cho biết gần 25.000 địa chỉ email cùng mật khẩu các tài khoản thuộc về Cơ quan Y tế...