WHO nguy cơ tê liệt vì thiếu kinh phí
WHO đang thiếu kinh phí ngày càng trầm trọng, gây cản trở các hoạt động, khi tổ chức này hứng nhiều chỉ trích và được kêu gọi cải tổ.
“Ngân sách thiếu hụt 70%, khi chỉ các khoản đóng góp thực tế được tính, đã khiến tổ chức đối mặt mối nguy hiểm thực sự cận kề. Đó là không thể duy trì các hoạt động cốt lõi dành cho những ưu tiên khẩn cấp”, Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm nay phát biểu.
Tuyên bố được Ryan đưa ra trước Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, đề cập việc tổ chức này hồi tháng 2 kêu gọi các thành viên đóng góp 1,96 tỷ USD để ứng phó đại dịch trong năm nay.
Ngân sách của WHO đến từ hai nguồn chính, gồm phí thành viên và các khoản đóng góp tự nguyện. Phí thành viên là khoản tiền được các quốc gia, vùng lãnh thổ đóng góp để trở thành thành viên của WHO, chiếm chưa đầy 1/4 nguồn thu của tổ chức này.
Đóng góp tự nguyện của các thành viên và đối tác là nguồn thu quan trọng của WHO, chiếm hơn 3/4 ngân sách tổ chức trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters .
“Tình trạng thiếu hụt và chuyên biệt hóa nguồn ngân sách có nguy cơ làm tê liệt khả năng của WHO trong việc hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt cho các nước. Nó cũng đang gây ra hậu quả đối với những hoạt động hiện nay”, Ryan cho hay.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua cho biết mục tiêu của cơ quan này là tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số ở mọi quốc gia trong tháng 9 và 30% trước khi kết thúc năm nay. “Tôi kêu gọi các nước và nhà sản xuất đóng góp vaccine cho chương trình Covax để chuyển hàng triệu liều đến những quốc gia nghèo”, ông nói.
Cũng trong cuộc họp của WHA hôm qua, lãnh đạo các nước, chủ yếu ở châu Âu, đã kêu gọi tăng tính độc lập, linh hoạt và các khoản tài trợ của WHO. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường niềm tin vào sự độc lập của WHO, vốn bị ảnh hưởng trong đại dịch Covid-19, khi tổ chức bị cáo buộc không làm tốt vai trò và bị coi là “đứng về phía Trung Quốc”.
Ủy ban Quốc tế về Chuẩn bị và Ứng phó Đại dịch hôm 12/5 ra báo cáo liệt kê những sai lầm của WHO và chính quyền các nước trong cách đối phó Covid-19. Theo đánh giá, WHO lẽ ra phải tuyên bố đợt bùng phát nCoV ở Trung Quốc là tình trạng khẩn cấp quốc tế sớm hơn thay vì đợi đến ngày 30/1. Tuy nhiên, ủy ban quốc tế này vẫn ca ngợi những nỗ lực “không mệt mỏi” của ban lãnh đạo và nhân viên WHO trong đại dịch.
WHO trấn an về chủng nCoV mới
WHO nói chủng virus đột biến ở Anh là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus, không gây tử vong cao hơn các biến thể khác.
"Chúng ta phải tìm ra sự cân bằng. Điều rất quan trọng là phải minh bạch, phải nói cho công chúng biết tình hình như thế nào, nhưng điều quan trọng khác là phải hiểu đây là một phần bình thường trong quá trình tiến hóa của virus", Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan nói trong cuộc họp trực tuyến tại Geneva, Thụy Sĩ hôm nay, đề cập đến biến chủng nCoV mới có khả năng lây lan cao tại Anh.
Chủng nCoV mới khiến một loạt quốc gia áp hạn chế đi lại với Anh và Nam Phi. Tuy nhiên, quan chức WHO đưa ra những quan điểm tích cực về phát hiện này, cho biết các công cụ mới để theo dõi virus đang hoạt động hiệu quả.
Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO Mike Ryan tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/12. Ảnh: Reuters .
"Việc có thể theo dõi một loại virus một cách chặt chẽ, cẩn thận, khoa học theo thời gian thực như vậy là bước phát triển tích cực thực sự đối với y tế toàn cầu, và các quốc gia thực hiện loại hình giám sát này cần được khen ngợi", ông Ryan nói.
Trích dẫn dữ liệu từ Anh, quan chức WHO cho biết họ không có bằng chứng cho thấy biến thể này khiến người bệnh nặng hơn hoặc gây tử vong cao hơn các chủng Covid-19 hiện có, dù nó dường như lây lan dễ dàng hơn. "Các nước áp lệnh cấm đi lại từ Anh đang thể hiện sự cẩn trọng trong lúc đánh giá nguy cơ. Đó là điều khôn ngoan, nhưng mọi người cần hiểu rằng điều này luôn xảy ra, sẽ luôn xuất hiện những chủng virus mới", Ryan nói thêm.
Covid-19 đến nay đột biến chậm hơn nhiều so với bệnh cúm và thậm chí biến thể mới ở Anh vẫn có khả năng lây nhiễm thấp hơn nhiều so với các bệnh khác, như quai bị. Theo WHO, vaccine Covid-19 cũng nên đối phó được với các biến thể mới, dù các cuộc kiểm tra đang được tiến hành để đảm bảo điều này.
"Cho đến nay, chúng tôi đã thấy một số thay đổi, đột biến, nhưng không có tác động nào ảnh hưởng đáng kể đến tính mẫn cảm của virus đối với bất kỳ phương pháp điều trị, thuốc hoặc vaccine nào đang được sử dụng. Hy vọng tình hình sẽ tiếp tục theo chiều hướng này", nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan phát biểu tại cuộc họp.
WHO cho biết họ hy vọng sẽ có thêm thông tin chi tiết trong vài ngày hoặc vài tuần tới về tác động tiềm tàng của chủng Covid-19 mới.
Có vaccine, dịch COVID-19 sẽ cơ bản được kiểm soát trong năm 2021 Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan ngày 26/11 tuyên bố việc cho ra đời một loạt vaccine ngừa COVID-19 sẽ cho phép thế giới kiểm soát được đáng kể dịch bệnh vào năm tới. Một loại vaccine phòng ngừa COVID-19. Ảnh: IRNA/TTXVN Phát biểu trên đài truyền hình RTE của Ireland,...