WHO: Nguy cơ biến đổi khí hậu làm đảo ngược nỗ lực chống bệnh sốt rét toàn cầu
Ngày 30/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố báo cáo cho rằng biến đổi khí hậu đang khiến cuộc chiến chống bệnh sốt rét trở nên khó khăn hơn khi mà nỗ lực này đang cần phải được tăng cường để bù lại khoảng thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Báo cáo sốt rét thế giới của WHO, sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa ảnh hưởng đến khả năng sống của muỗi mang mầm bệnh, với các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng và lũ lụt đang làm gia tăng số ca bệnh. Theo WHO, mức nhiệt lý tưởng để muỗi sinh sản và sinh tồn là từ 20-27 độ C. Do đó, khi nhiệt độ gia tăng tại các vùng mát hơn và không có bệnh sốt rét có thể dẫn đến sự gia tăng các ca bệnh mới. Năm ngoái, thế giới ghi nhận 249 triệu ca sốt rét, trong đó 608.000 ca tử vong. Cả hai con số này đều cao hơn mức trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát.
WHO cho biết thêm khi đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, cuộc chiến chống bệnh sốt rét toàn cầu vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch trước đó. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, xung đột và khủng hoảng nhân đạo, các mối đe dọa sinh học và bất bình đẳng cũng đang cản trở sự phục hồi của những nỗ lực ngăn chặn bệnh sốt rét. Ngoài ra, tình trạng di cư do biến đổi khí hậu cũng có thể khiến số ca bệnh sốt rét tăng lên khi những cá nhân không có khả năng miễn dịch đến các vùng có bệnh. Theo đó, WHO cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu nói chung đang cản trở những nỗ lực ngăn chặn bệnh sốt rét và gióng lên hồi chuông cảnh báo để các nước nhận ra rằng đã đến lúc phải ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định biến đổi khí hậu đặt ra nguy cơ lớn đối với tiến trình chống lại bệnh sốt rét, đặc biệt ở những khu vực dễ bị tổn thương. Ông Ghebreyesus cho rằng các biện pháp bền vững nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét là cần thiết hơn bao giờ hết bên cạnh các hành động khẩn cấp nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất và giảm tác động của hiện tượng này.
Trong khi đó, Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của WHO Daniel Ngamije nhận định tiến trình chống lại bệnh sốt rét đã bị đình trệ trong 5 năm.
Báo cáo của WHO lưu ý trước khi dịch COVID-19 bùng phát, số ca sốt rét trên thế giới đã giảm từ 243 triệu ca vào năm 2000 xuống 233 triệu ca vào năm 2019. Mặc dù vậy, ông Ngamije nhấn mạnh hiện đã có thêm các công cụ phòng ngừa bệnh sốt rét mới, đáng chú ý là các loại màn chống muỗi mới được tẩm thuốc và loại vaccine thứ hai ngừa bệnh này được WHO phê duyệt hồi tháng 10.
Tuy nhiên, WHO cũng đặc biệt lưu ý đến tình trạng kháng thuốc artemisinin dùng trong điều trị bệnh sốt rét. Báo cáo của WHO cũng cho thấy trong năm ngoái, thế giới đã chi tổng cộng 4,1 tỷ USD cho bệnh sốt rét, thấp hơn nhiều so với mức 7,8 tỷ USD cần thiết để đạt được mục tiêu cắt giảm 90% số ca bệnh và tử vong trong giai đoạn 2015-2030.
Trái đất ấm lên gây nguy cơ bệnh tật cho 76,8% rạn san hô vào năm 2100
Các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales của Australia dự báo tình trạng Trái đất ấm lên có thể gây bệnh cho 76,8% rạn san hô trên thế giới vào năm 2100.
Rạn san hộ Great Barrier tại khu vực ngoài khơi Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Ecology Letters ngày 7/6, các nhà nghiên cứu đã công bố bộ dữ liệu tập hợp 108 nghiên cứu về bệnh san hô toàn cầu để phục vụ các phân tích tổng hợp tiếp theo. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng lây lan bệnh dịch ở san hô có liên quan đến nhiệt độ trung bình mặt biển mùa Hè đang tăng lên (SST) và những bất thường về nhiệt độ mặt biển hàng tuần (WSSTA).
Theo nghiên cứu, mức độ lây lan bệnh ở san hô toàn cầu tăng gấp 3 lần từ năm 1992 đến 2018, lên 9,92%. Mô hình này ước tính tỷ lệ lây lan bệnh có thể lên đến 76,8% vào năm 2100 nếu nhiệt độ tiếp tục tăng.
Rạn san hô ở Biển Đỏ, Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhà khoa học Samantha Burke, tác giả chính của nghiên cứu cho biết các phát hiện này làm nổi bật các tác động tàn phá của nhiệt độ gia tăng đối với các rạn san hô và đặt ra yêu cầu mạnh mẽ phải có hành động nhanh chóng để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Bà Burke nêu rõ :"Bệnh san hô là nguyên nhân quan trọng làm san hô chết và sụt giảm. Mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy căn bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ thêm".
Theo bà Burke, khi đại dương ấm lên, phản ứng miễn dịch của san hô suy yếu do bị căng thẳng. Nhiệt độ gia tăng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tác nhân gây bệnh.
Những chiếc xe cứu thương giành giật sự sống cho bệnh nhân sốc nhiệt ở Ấn Độ Hú còi inh ỏi, chiếc xe cứu thương của anh Sunil Kumar Naik lao vun vút đến vùng nông thôn khô cằn của Ấn Độ giữa trưa nóng như thiêu đốt. Anh Jitendra Kumar, nhân viên y tế, đang kiểm tra mức oxy của bệnh nhân bị sốc nhiệt. Ảnh: AP Khi dừng xe, các nhân viên y tế vội vã đến kiểm...