WHO muốn tiếp tục duy trì quan hệ tốt với chính quyền Mỹ
Theo ông Ghebreyesus, thế giới đã được hưởng lợi từ những cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa WHO với Mỹ, vì thế, WHO cần dành cho nước Mỹ một lời cảm ơn.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1/6 cho biết tổ chức này ghi nhận và cảm ơn những đóng góp to lớn của Mỹ trong quá khứ và mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với chính quyền Mỹ trong tương lai, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này vào tuần trước.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Trong phát biểu đầu tiên trước báo giới từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ của Mỹ với Tổ chức Y tế thế giới – WHO hôm 29/05, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lên tiếng ca ngợi những đóng góp cho tổ chức này.
Theo người đứng đầu WHO, trong nhiều thập kỷ qua thế giới đã được hưởng lợi từ những cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa WHO với chính phủ và nhân dân Mỹ, vì thế, WHO cần dành cho nước Mỹ một lời cảm ơn.
Video đang HOT
Quan hệ giữa WHO và chính quyền Mỹ đã xấu đi nghiêm trọng từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, dù trong nhiều thập kỷ Mỹ luôn là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho tổ chức này. Chính quyền của ông Donald Trump chỉ trích gay gắt WHO và cá nhân Tổng giám đốc WHO là đã phản ứng chậm trễ và quá thiên vị Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch thời gian qua.
Hôm 16/4, ông Donald Trump đã quyết định tạm ngưng đóng góp tài chính cho WHO. Đến ngày 18/5, Tổng thống Mỹ lại gửi bức thư yêu cầu WHO phải cải tổ trong vòng 30 ngày và đến ngày 29/5, Mỹ tuyên bố rút khỏi WHO.
Đa số giới phân tích trên thế giới nhận định, dù WHO đã không làm tốt một số việc và cần thiết phải cải tổ trong thời gian tới nhưng việc chính quyền Mỹ quyết liệt với WHO có nguyên nhân chính là từ chính sách của ông Donald Trump nhằm đổ lỗi cho WHO và Trung Quốc cho việc xử lý yếu kém đại dịch Covid-19 tại nước Mỹ, khi Mỹ đang là nước có số nạn nhân tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, vượt quá 100.000 người.
Đối với các diễn biến của đại dịch Covid-19 hiện nay trên thế giới, các quan chức cấp cao WHO nhấn mạnh, hiện khu vực Trung và Nam Mỹ đang là tâm điểm của đại dịch và dịch tại các khu vực này vẫn chưa qua đỉnh.
Về các nhận định cho rằng virus SARS-CoV-2 đang biến đổi và suy yếu đi, Giám đốc điều hành đồng thời là người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan cho rằng, phải hết sức thận trọng với đánh giá này.
“Chúng tôi không biết có đúng là việc này đang diễn ra với dịch Covid-19 hay không. Nhưng có lẽ không phải là do virus yếu đi mà là do cộng đồng thế giới đã thành công trong việc làm giảm số lượng và mức độ phơi nhiễm virus. Virus có vẻ yếu đi nhưng có thể vì chúng ta đang làm tốt hơn chứ không phải tự nó yếu đi. Cá nhân tôi cũng như tất cả chúng ta đều hy vọng virus đang yếu đi, nhưng vào lúc này chúng ta không thể đặt cược vào điều đó”, ông Ryan nói.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên đi quá xa
Trung Quốc hối thúc Mỹ "sửa chữa sai lầm, từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh, và không nên đi quá xa trên con đường sai lầm".
Trong cuộc họp báo chiều nay (1/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vừa chính thức lên tiếng về những chỉ trích và biện pháp trừng phạt nhằm vào Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hôm 30/5.
Cờ Mỹ (phải) và Trung Quốc. Ảnh: IndustryWeek.
Về việc Trung Quốc xây dựng luật an ninh quốc gia tại Hong Kong và Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ xóa bỏ các ưu đãi đặc biệt dành cho đặc khu này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, đây là hành động "bất chấp sự thật", "can thiệp nghiêm trọng nội bộ Trung Quốc, phá hoại quan hệ Trung Mỹ", do vậy Trung Quốc "kiên quyết phản đối".
Theo ông Triệu Lập Kiên, việc lập pháp đối với Hong Kong là quyền hiến định của Quốc hội nước này, đồng thời tái khẳng định lập trường không thay đổi của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của mình, trong việc thực thi phương châm "một đất nước hai chế độ" và phản đối sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào tình hình Hong Kong.
Trong vấn đề hạn chế du học sinh Trung Quốc và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nước này, ông cho rằng hành vi này đi ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh thị trường, "chắc chắn sẽ gây tổn hại hơn nữa đến nền tảng xã hội" quan hệ giữa hai bên.
Người phát ngôn nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ nếu lợi ích của nước này bị tổn hại và cảnh báo Washington không nên đi quá xa.
Ông Triệu Lập Kiên nói: "Mọi lời nói, hành vi gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc từ phía Mỹ đều sẽ vấp phải sự kiên quyết đáp trả của Trung Quốc. Mưu đồ của Mỹ cản trở Trung Quốc phát triển lớn mạnh nhất định sẽ không thực hiện được. Trung Quốc hối thúc Mỹ lập tức sửa chữa sai lầm, từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ, xử lý thận trọng thỏa đáng các vấn đề liên quan, không nên đi quá xa trên con đường sai lầm."
Liên quan đến việc Mỹ chấm dứt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bắc Kinh lên án Washington "theo đuổi chủ nghĩa đơn phương và chính trị cường quyền", cho rằng Mỹ "nghiện" việc hủy bỏ các điều ước và rút khỏi các tổ chức đa phương. Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục phát huy vai trò của "nước lớn có trách nhiệm" và kêu gọi các nước ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tăng cường ủng hộ và đầu tư kinh phí cho WHO./.
Cuộc 'ly dị' Mỹ - WHO Trump tuần trước ra tối hậu thư, cho WHO 30 ngày để thay đổi, nhưng chỉ sau hơn 10 ngày, ông đã quyết định cắt quan hệ. Khi thông báo quyết định, Trump lặp lại cáo buộc tổ chức này đã không kịp thời cảnh báo thế giới về Covid-19 do áp lực từ Bắc Kinh. Ông nói rằng "Trung Quốc toàn quyền...