WHO lo ngại tình trạng người dân Ấn Độ đổ xô tới bệnh viện
Ngày 27/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những nhận định về tình hình dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng tại Ấn Độ trong thời gian đây, trong đó nêu bật nguyên nhân và đề xuất cách thức ứng phó với tình hình hiện nay.
Bệnh nhân COVID-19 chờ nhập viện điều trị tại New Delhi, Ấn Độ ngày 23/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo WHO, cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ hiện nay là do tình trạng người dân đổ xô một cách không cần thiết tới bệnh viện, cùng với đó việc tập trung đông người tại các lễ hội trong thời gian gần đây, sự xuất hiện các biến thể siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 và tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 còn chậm đã khiến virus lây lan rộng và nhanh trong 2 tuần gần đây.
Người phát ngôn WHO, Tarik Jasarevic nêu rõ trên thực tế, chưa đến 15% bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ cần nhập viện điều trị và thậm chí số người cần sử dụng bình oxy trợ thở theo đó cũng thấp hơn. Ông chỉ ra rằng một phần nguyên nhân khiến nghiều người đổ xô tới bệnh viện tại Ấn Độ là do thiếu thông tin.
Trước thực trạng này, ông Jasarevic cho rằng giải pháp trước mắt là các cơ sơ y tế cấp địa phương cần tiến hành thăm khám cho bệnh nhân và đưa ra lời khuyên để người bệnh yên tâm điều trị tại nhà, trong khi tăng cường thông tin tuyên truyền thông qua các đường dây nóng hoặc các bảng biểu.
Video đang HOT
WHO cảnh báo bất cứ nước nào cũng có thể trải qua cuộc khủng hoảng dịch bệnh như Ấn Độ nếu đồng thời nới lỏng các biện pháp phòng bệnh, cho phép tập trung đông người, trong khi xuất hiện nhiều biến thể có khả năng lây nhiễm nhanh, còn chương trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm chạp.
Cùng ngày, Ấn Độ thông báo ghi nhận thêm 323.144 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua, trở thành ngày thứ 6 liên tiếp có số ca nhiễm vượt trên 300.000 ca/ngày. Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 2.771 ca tử vong mới do COVID-19 trong 24 giờ qua và các chuyên gia y tế cảnh báo số ca tử vong có thể còn tiếp tục gia tăng.
Trong bối cảnh các cơ sở y tế của nước này thiếu thốn vật tư y tế nghiêm trọng, Chính phủ Ấn Độ ngày 27/4 thông báo nước này đã nhập khẩu 20 xe đông lạnh và chuyển số xe này tới các bang trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu xe chứa oxy. Số xe đông lạnh này dự kiến sẽ phục vụ việc vận chuyển oxy y tế dạng lỏng từ các nhà máy sản xuất tới các địa phương, trong đó có thủ đô New Delhi.
Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Anh, Đức và Mỹ, cũng đã cam kết viện trợ y tế khẩn cấp cho Ấn Độ trong bối cảnh hệ thống y tế của nước này đang “oằn mình” chống chọi với số ca mắc COVID-19 gia tăng đột biến.
Sáng 27/4, một máy bay của hãng hàng không Lufthansa (Đức) chở chuyến hàng viện trợ y tế đầu tiên của Anh, bao gồm 100 máy trợ thở và 95 máy tạo ô xy đã tới thủ đô New Delhi. Theo Đại sứ Anh tại New Delhi, 9 container hàng viện trợ y tế gồm 495 máy tạo ô xy, 120 máy thở không xâm nhập và 20 máy trợ thở sẽ được gửi tới Ấn Độ bằng đường hàng không trong tuần này.
Nhật Bản là đối tác quan trọng bậc nhất của Australia
Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật Bản vào thời điểm dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn đã cho thấy mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrsion.
Ngày mai (17/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản 2 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song phương cũng như bàn cách phối hợp hành động trong các vấn đề khu vực và trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, chuyến thăm cho thấy dịch bệnh không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo của hai nước nỗ lực nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định.
Tối nay (16/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ lên đường thăm Nhật Bản. Nguồn: AAP
Dịch Covid-19 đã làm các nhà lãnh đạo thế giới dừng mọi chuyến công du nước ngoài để có thời gian xử lý tình hình trong nước và bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và những đòi hỏi cấp bách của tình hình đã thúc đẩy Thủ tướng Australia Scott Morrison tới thăm Nhật Bản trong ngày 17-18/11 và cách ly 14 ngày sau khi trở về. Với chuyến đi này, Thủ tướng Scott Morrison trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp mặt Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9/2020. Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật vào thời điểm này đã thấy được mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến đi của Thủ tướng Scott Morrsion.
Nhật Bản và Australia có mối quan hệ gần gũi và lâu đời ở khu vực Châu Á. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai và cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia. Về đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là nơi cung cấp vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ ba cho Australia. Nếu như quan hệ kinh tế chặt chẽ giúp hai nước xích lại gần nhau thì việc có cùng chung lợi ích chiến lược, cùng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, và tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách tiếp cận đối với an ninh quốc tế đã làm hai nước tin tưởng nhau hơn và chọn nhau làm đối tác đồng hành trong các vấn đề khu vực.
Thời gian gần đây khi cả Australia và Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức giống nhau ở khu vực trong khi Mỹ, đồng minh của hai nước lại giảm bớt sự can dự tại khu vực cũng như mức độ cam kết đối với hai nước. Thực tế này đã làm cho Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau để gia tăng sức mạnh và phối hợp hành động hiệu quả.
Trong bối cảnh tại Mỹ sắp có chính quyền mới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ đại dịch cũng như giai đoạn sau đại dịch, Australia và Nhật Bản cũng mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn để thuyết phục Mỹ quan tâm nhiều hơn tới khu vực và cùng chung hay với hai nước ứng phó với những thách thức lớn đang đặt ra. Mặc dù nước Mỹ đang đối mặt với sự chia rẽ vô cùng lớn song nhưng những vấn đề mà thế giới và khu vực đang phải đối mặt cũng không nhỏ và cần có sự tham gia của Mỹ. Vì vậy cả Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đó là cùng tìm cách để thuyết phục chính quyền mới tại Mỹ chấp nhận lời đề nghị mà hai nước này đưa ra.
Australia và Nhật Bản đang bắt tay nhau để xây dựng tầm nhìn chung cho khu vực mà ở đó, hai nước là những cường quốc tầm trung sẽ đóng vai trò dẫn dắt nhằm đảm bảo khu vực hòa bình, ổn định. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison là cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước bàn cách chung tay ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện chính sách ngoại giao vaccine tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như ứng phó với môi trường kinh tế toàn cầu.
Ngoài các vấn đề khu vực, không gian hợp tác giữa Australia và Nhật Bản cũng vẫn còn nhiều cơ hội để hai nước có thể thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương như thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Nếu như quan hệ kinh tế thương mại đã đưa Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau thì bối cảnh khu vực và thế giới đang làm cho mối quan hệ này khăng khít hơn, đưa hai nước trở thành những đối tác quan trọng bậc nhất của nhau vào thời điểm hiện tại. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày mai sẽ là một minh chứng rõ nét cho điều này./.
Lễ hội ánh sáng Diwali khác lạ trong đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ Lễ hội ánh sáng (Diwali) được coi lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ. Khác với không khí nhộn nhịp của những bữa tiệc và những màn pháo hoa rực rỡ mọi năm, qui mô của lễ hội năm nay buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những người tị nạn Hindu ở...