WHO lo ca nCoV châu Âu tăng
Đại diện WHO tại châu Âu lo ngại về sự tái bùng phát nCoV trong khu vực, cảnh báo các nước nên siết hạn chế nếu cần.
“Sự tăng trở lại các ca nhiễm nCoV ở một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội gần đây gây lo ngại”, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu cho biết hôm nay.
Phát ngôn viên nói thêm, ở những nơi xuất hiện các ổ dịch mới, nên nhanh chóng sử dụng các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly và kiểm dịch nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình.
Số ca nhiễm nCoV ở châu Âu cùng ngày đã vượt ba triệu, chiếm khoảng 1/5 trong hơn 15 triệu ca nhiễm toàn cầu. Đây vẫn là khu vực ghi nhận số người chết do nCoV cao nhất, với hơn 206.000 ca tử vong trên tổng số hơn 630.000 ca khắp thế giới.
Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trên khắp châu Âu được đánh giá vẫn ổn định khi duy trì ở mức khoảng 20.000 ca nhiễm mới hàng ngày từ ngày 20/5, thấp hơn hai lần so với thời kỳ cao điểm hồi đầu tháng 4.
Video đang HOT
Du khách tại sân bay Adolfo Suarez-Barajas, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 21/6. Ảnh: AP.
Anh là vùng dịch chết chóc nhất châu Âu và xếp thứ ba thế giới sau Mỹ, Brazil, với hơn 45.500 ca tử vong trong gần 298.000 ca nhiễm. Những vùng dịch lớn khác trong khu vực là Tây Ban Nha và Italy, ghi nhận lần lượt hơn 317.000 và 245.000 ca nhiễm.
EU cuối tháng trước đã công bố danh sách 15 nước được thực hiện chuyến bay tới khối này với mục đích giải trí hoặc kinh doanh từ ngày 1/7. Danh sách gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Trung Quốc là quốc gia thứ 15 trong danh sách, nhưng việc đi lại chỉ được thông qua nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép du khách châu Âu tới nước này. “Có đi có lại” là một điều kiện với các quốc gia thuộc danh sách được EU mở cửa. Danh sách này không có Mỹ, Nga và Brazil, những vùng dịch lớn hiện nay.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15,6 triệu người nhiễm, hơn 637.000 người chết và hơn 9,5 triệu người hồi phục.
EU ngăn người Mỹ nhập cảnh
Mỹ không thuộc danh sách các điểm đến an toàn với các chuyến đi không thiết yếu được EU công bố hôm nay.
EU hôm nay công bố danh sách 15 nước được thực hiện chuyến bay tới khối này với mục đích giải trí hoặc kinh doanh từ ngày 1/7. Các thành viên EU từ 1/7 sẽ bắt đầu dỡ bỏ hạn chế đi lại với công dân các nước có tên trong danh sách.
Danh sách gồm 14 quốc gia được EU mở cửa từ ngày mai bao gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Trung Quốc là quốc gia thứ 15 trong danh sách, nhưng việc đi lại chỉ được thông qua nếu chính quyền Bắc Kinh cho phép du khách châu Âu tới nước này. "Có đi có lại" là một điều kiện với các quốc gia thuộc danh sách được EU mở cửa.
Danh sách này không có Mỹ, Nga và Brazil, những vùng dịch lớn hiện nay.
Động thái này của EU nhằm hỗ trợ ngành du lịch và các địa điểm tham quan trong khối, đặc biệt là ở các quốc gia Nam Âu, được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.
Nhân viên khử trùng máy bay tại sân bay quốc tế Fiumicino, Rome, Italy, hôm 4/6. Ảnh: Reuters.
EU trước đó đã xem xét không cho người Mỹ vào khối khi các nước thành viên khôi phục kinh tế và mở lại biên giới từ 1/7. Khách du lịch Mỹ và phần còn lại của thế giới tạm thời bị cấm nhập cảnh vào EU, trừ các trường hợp hồi hương hoặc đi lại thiết yếu, kể từ giữa tháng 3.
Quyết định cấm người Mỹ vào EU cũng phản ánh một phần diễn biến của dịch bệnh. Hồi tháng 3, khi châu Âu là tâm dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các nhà lãnh đạo khu vực này tức giận khi ông cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết các quốc gia EU. Trump giải thích rằng đây là động thái cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, ở thời điểm đó ghi nhận khoảng 1.100 ca nhiễm nCoV và 38 ca tử vong.
Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Trump cho biết châu Âu đang có những tiến bộ trong ứng phó Covid-19 và một số hạn chế có thể được dỡ bỏ, nhưng kể từ đó, chính quyền Trump vẫn chưa có động thái mới nào. Hiện châu Âu đã hầu như kiềm chế được Covid-19, song Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với số ca nhiễm và tử vong mới vẫn ở mức cao.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,4 triệu người nhiễm, hơn 500.000 người chết và hơn 5,6 triệu người hồi phục.
Thụy Điển tức giận với WHO Nhà dịch tễ học Thụy Điển chỉ trích việc WHO đưa họ vào danh sách đối mặt nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại là "sai lầm". WHO đã "diễn giải sai hoàn toàn" dữ liệu của Thụy Điển, nhà dịch tễ học trưởng Thụy Điển Anders Tegnell nói tại Stockholm 26/6. "Chúng tôi ghi nhận ca nhiễm gia tăng vì chúng tôi...