WHO “lật tẩy” thêm 3 tin đồn về cách diệt virus corona mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục cập nhật các nội dung “Myth-busters” – “Phá giải huyền thoại” mới về những lời đồn xung quanh dịch do virus corona chủng mới gây ra.
1. Máy sấy tay giúp tiêu diệt virus corona?
Câu trả lời của WHO là không. Nếu bạn nghĩ nhiệt và gió từ chiếc máy sấy là đủ mà lười rửa tay, mầm bệnh vẫn có thể lưu lại trên tay bạn.
Các hướng dẫn yêu cầu mọi người rửa tay bằng xà phòng và nước rồi dùng khăn giấy sạch hoặc mấy sấy tay loại thổi ra khí ấm để làm khô đôi bàn tay. Tuy nhiên nên hiểu thứ thực sự giúp bạn loại bỏ virus là xà phòng và nước, máy sấy chỉ giúp bạn có đôi tay khô ráo.
Poster của WHO cảnh báo mấy sấy tay không thể diệt virus corona mới như lời đồn.
2. Chiếu đèn UV khử trùng lên tay và cơ thể sẽ giúp bạn loại bỏ virus corona?
Tuy các khuyến cáo cho thấy bạn nên để nhà cửa thông thoáng, có ánh nắng vì virus này có thể suy yếu dưới nhiệt độ cao, tia UV và nồng độ virus sẽ bị loãng đến mức khó gây bệnh nếu phòng thoáng nhưng việc sử dụng đèn UV là chuyện khác.
Video đang HOT
Tia UV (tia cực tím) có hại cho da, nhất là khi trực tiếp và có cường độ cao như đèn UV. Vì vậy, nếu bạn cố làm sạch tay hay các bộ phận cơ thể khác bằng đèn này, da bạn sẽ gặp nguy.
3. Xịt cồn/rượu hoặc dung dịch clo vào miệng và cơ thể giúp diệt virus?
WHO khẳng định là không. Không những thế, các chất đó còn gây tổn thương các màng nhầy của cơ thể (như mắt, miệng) và làm hỏng quần áo của bạn.
Cồn hay dung dịch chứa clo hữu ích để khử trùng bề mặt. Dung dịch rửa tay có cồn (nồng độ trên 60) có thể giúp bạn diệt virus. Nhưng nó chỉ có tác dụng khi bạn rửa tay trước khi đưa bàn tay chứa mầm bệnh lên mắt, mũi, miệng. Nếu nó đã vào trong, ví dụ vào miệng, thì việc xịt vào miệng sẽ không còn tác dụng phòng bệnh.
Để phòng Covid-19 do virus corona mới 2019-nCoV gây ra, WHO cũng như các tổ chức y tế khắp thế giới đều khuyến cáo những biện pháp phổ biến và thống nhất: rửa tay (nước và xà phòng, tối thiểu 20 giây hoặc dùng tạm dung dịch rửa tay có cồn nếu không có nước), tránh những không gian kín và đông đúc, giữ môi trường sống thông thoáng (mở các cửa sổ, ưu tiên dùng quạt, nếu dùng máy lạnh thì nhiệt độ tối thiếu 25 độ C).
A. Thư
Theo WHO/Người lao động
Covid-19: Chuyên gia Trung Quốc trấn an thời gian ủ bệnh lâu là rất hiếm
Một trong những chuyên gia về hô hấp hàng đầu của Trung Quốc hôm 18-2 cảnh báo chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 có thời gian ủ bệnh dài bất thường chỉ là một số ít trường hợp.
Thời gian ủ bệnh dài bất thường đã làm dấy lên mối lo ngại về việc đưa ra chẩn đoán chính xác nhưng chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn cho rằng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ.
Chuyên gia này nói trong một cuộc họp báo tại TP Quảng Châu rằng nghiên cứu cho thấy thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới 24 ngày nhưng con số trung bình là từ 3-7 ngày.
Ông Chung nhấn mạnh: "Đây là vấn đề xem xét đa số hoặc thiểu số các trường hợp. 3-7 ngày là khoảng thời gian trung bình và nó được áp dụng cho hầu hết trường hợp. Nhưng tôi không ngạc nhiên khi có những ngoại lệ".
Chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn. Ảnh: Reuters
Ông Chung cùng nhóm của mình đã xem xét dữ liệu từ 1.099 bệnh nhân tại 522 bệnh viện trên cả nước. Họ phát hiện chỉ một bệnh nhân có thời gian ủ bệnh 24 ngày và 13 trường hợp có thời gian ủ bệnh hơn 14 ngày.
Mốc 14 ngày là khoảng thời gian khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để theo dõi các ca nhiễm và được dựa trên dữ liệu từ các bệnh do virus corona khác gây ra.
Chuyên gia này nói: "Trong tài liệu nghiên cứu của mình, chúng tôi phải trung thực và do đó chúng tôi đã tuyên bố rằng thời gian ủ bệnh dao động từ 0 đến 24 ngày. Tuy nhiên, chỉ một trong số 1.099 trường hợp có thời gian ủ bệnh là 24 ngày và chỉ 13 ca có thời gian ủ bệnh dài hơn 14 ngày".
Thời gian ủ bệnh dài bất thường làm dấy lên lo ngại rằng SARS-CoV-2 có thể "bất động" lâu hơn nhiều so với những ước tính trước đây, khiến cho việc chẩn đoán chính xác gặp khó khăn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đó ước tính giai đoạn ủ bệnh của SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 là từ 1 đến 12,5 ngày trong khi trung bình ở vào khoảng 5 đến 6 ngày.
Hôm 16-2, Trung Quốc ghi nhận một trường hợp ở tỉnh Hà Nam cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khoảng 19 ngày sau khi nhập viện.
Trong động thái trấn an người dân khi số ca tử vong trên toàn cầu lên đến 2.005 hôm 19-2, ông Michael Ryan, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho rằng dịch Covid-19 đang rất nghiêm trọng và có thể còn tiếp diễn nhưng nhấn mạnh ảnh hưởng của dịch bên ngoài tỉnh Hồ Bắc là "rất, rất nhỏ".
Đến nay có khoảng 900 ca nhiễm trên toàn cầu, trong đó có 5 trường hợp tử vong được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là Pháp, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và Hồng Kông.
Xuân Mai
Theo SCMP/Người lao động
WHO ủng hộ liệu pháp sử dụng huyết tương cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 Một chuyên gia cấp cứu hàng đầu tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sau đó, sử dụng huyết tương là một cách tiếp cận rất hợp lý để điều trị, nhưng điều quan trọng là phải có thời gian để tối đa hóa khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Các bác sĩ ở Thượng Hải đang sử dụng...