WHO lập đội điều tra nguồn gốc COVID-19 mới, trên 700 người đăng ký
Vị trí này không được trả lương. Nhất cử nhất động đều bị cộng đồng khoa học và các “thám tử” trên mạng Internet giám sát kỹ lưỡng.
Viện Virus Vũ Hán. Ảnh: Reuters
Bất chấp những trở ngại đáng kể này, trên 700 người đã ứng tuyển vào ủy ban điều tra mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Dự kiến, “Nhóm cố vấn khoa học mới về nguồn gốc của mầm bệnh” sẽ được WHO công bố trong tuần này, tức 9 tháng sau khi cử một nhóm điều tra quốc tế đến Trung Quốc mà chưa thu được kết quả rõ ràng.
Video đang HOT
Theo tờ New York Times, ủy ban này chính là nỗ lực của cơ quan y tế toàn cầu trong việc thiết lập lại cách tiếp cận để tìm ra cách thức đại dịch bắt đầu.
Nhóm cố vấn mới của họ sẽ bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực như an toàn phòng thí nghiệm và an ninh sinh học. Giới quan sát đánh giá động thái này có thể giúp xoa dịu các chính phủ phương Tây đang tập trung vào nghi vấn virus SARS-CoV-2 có xuất hiện từ phòng thí nghiệm hay không.
Và quan trọng là ủy ban này sẽ phụ trách đánh giá bất kỳ tác nhân gây bệnh mới nào ngoài chủng SARS-CoV-2 hiện nay. Với nhiệm vụ trên, “Nhóm cố vấn khoa học mới về nguồn gốc của mầm bệnh” sẽ duy trì hoạt động lâu dài nhằm nâng cao năng lực đối phó của WHO đối với các đợt bùng phát trong tương lai.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, cho biết ủy ban điều tra mới sẽ gồm khoảng 20 nhà virus học, nhà di truyền học, chuyên gia động vật và các chuyên gia an ninh – an toàn sinh học.
Nhiều nhà khoa học tin rằng điều quan trọng nhất trong cuộc truy lùng nguồn gốc của COVID-19 cũng sẽ là điều mà nhóm cố vấn mới khó thể đạt được: thuyết phục Trung Quốc công bố bằng chứng về những ca mắc đầu tiên đồng thời cho phép kiểm tra các phòng thí nghiệm virus, hang dơi và các trang trại động vật hoang dã.
WHO cho biết giới nghiên cứu Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu mới song chưa đưa ra phát hiện nào.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng trước tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ truy tìm nguồn gốc dựa trên khoa học, nhưng phản đối thao túng chính trị dưới bất kỳ hình thức nào.
Châu Phi hướng tới sản xuất vaccine mRNA dựa trên công thức cơ bản của Moderna
Một liên minh về công nghệ sinh học của Nam Phi đang nghiên cứu về vaccine mRNA dựa trên công thức bào chế vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Moderna (Mỹ) trong nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thiếu nghiêm trọng vaccine ở lục địa Đen.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Liên minh Vaccine và Sinh học Afrigen có trụ sở ở thành phố Cape Town (Nam Phi) đang dẫn đầu dự án thí điểm này với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ chế COVAX. Mục tiêu của dự án là sản xuất vaccine dựa trên công nghệ mRNA phù hợp với các nước nghèo có khí hậu nóng nực. Vaccine này sẽ không cần được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh thường xuyên bởi đây là một yêu cầu khó khăn ở những nơi thường hay xảy ra tình trạng mất điện.
Một cơ sở nghiên cứu và phát triển của liên minh này đã đi vào hoạt động 3 tháng trước. Hiện, liên minh đang tiến hành đàm phán với Moderna liên quan tới việc cấp giấp phép cho sử dụng công thức cơ bản bào chế vaccine của hãng này.
Cho đến nay, châu Phi là lục địa có tỉ lệ tiêm phòng COVID-19 thấp nhất thế giới. Sau hơn 10 tháng kể từ liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được tiêm trên thế giới và gần 2 năm bị đại dịch hoành hành, châu Phi hiện chỉ có 5% dân số đủ điều kiện đã hoàn thành tiêm chủng. Nguyên nhân là do châu lục này phụ thuộc nhiều vào vaccine nhập khẩu cũng như yếu kém về công nghệ so với châu Âu, Trung Quốc và Mỹ.
WHO nêu 10 khuyến nghị giúp tối ưu lợi ích y tế từ chống biến đổi khí hậu Ngày 11/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành 10 khuyến nghị giúp chính phủ các nước tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều lĩnh vực, qua đó tránh hậu quả tồi tệ nhất về y tế từ cuộc khủng hoảng khí hậu. Tổng Giám đốc Tổ chức...