WHO: Lần đầu tiên thế giới ghi nhận gần 3,4 triệu ca mắc COVID-19 trong ngày
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tối 12/1 công bố báo cáo cho biết trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận gần 3,4 triệu ca nhiễm mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là ngày đầu tiên kể từ đầu dịch COVID-19, số ca mới ghi nhận hằng ngày trên toàn cầu vượt 3 triệu ca.
Báo cáo của WHO cho biết tính đến 0h04 ngày 13/1 (theo giờ Việt Nam), WHO đã tiếp nhận báo cáo từ chính phủ các nước cho biết toàn thế giới có tổng cộng 312.173.462 ca nhiễm và 5.501.000 ca tử vong do COVID-19. Trong 24 giờ, số ca mới đã tăng 3.395.785 ca và số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trên toàn thế giới tăng thêm 7.735 người.
Video đang HOT
Từ đầu dịch đến nay, Mỹ có tổng ca nhiễm cao nhất thế giới 61.332.277 ca, tiếp sau là Ấn Độ (36.070.510 ca), Brazil (22.558.695 ca), Anh (14.732.598 ca) và Pháp (36.070.510 ca). Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong cao nhất (833.519 ca), sau đó là Brazil (620.091 ca), Ấn Độ(484.655 ca), Nga (318.432 ca) và Mexico (300.573 ca).
Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm mới trên toàn thế giới trong thời gian gần đây được xác định là do biến thể Omicron. Theo WHO, biến thể này hiện đã có mặt tại 149 nước và vùng lãnh thổ và với khả năng lây nhiễm nhanh và mạnh, Omicron đang dần thay thế Delta trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nhiều nước.
WHO cùng ngày đã cảnh báo biến thể Omicron đặc biệt nguy hiểm đối với người chưa tiêm chủng khi cho biết phần lớn số bệnh nhân COVID-19 nhập viện hiện nay đều là người chưa tiêm chủng. WHO tái khẳng định tiêm chủng mặc dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm song vẫn có hiệu quả làm giảm nguy cơ tử vong và chuyển biến nặng ở người mắc COVID-19.
WHO cảnh báo Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo mới về Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi cho rằng sẽ là sai lầm khi xem nhẹ biến thể này vào tuần trước.
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới trong tuần qua ghi nhận thêm 15 triệu ca nhiễm mới - mức tăng theo tuần cao nhất từ đầu dịch đến nay. WHO khẳng định làn sóng lây nhiễm gia tăng hiện nay là do Omicron dần thay thế Delta trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nhiều nước. Theo WHO, tính đến ngày 6/1, Omicron đã xuất hiện tại 149 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Omicron dù ít gây triệu chứng nặng so với Delta, nhưng đây vẫn là một biến thể nguy hiểm, đặc biệt đối với người chưa tiêm chủng". Người đứng đầu WHO nhấn mạnh toàn thế giới không nên chủ quan trước biến thể này, đồng thời bác bỏ những quan điểm cho rằng Omicron có thể là nhân tố tích cực chấm dứt đại dịch.
Theo ông Tedros, không nên để biến thể này lây lan tự do, đặc biệt khi vẫn còn nhiều người trên thế giới chưa tiêm chủng. Ông cho rằng việc số đông bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị là người chưa tiêm chủng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine ngừa COVID-19.
Ông nêu rõ mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn sự lây nhiễm, song vaccine đã giúp ngăn ngừa nguy cơ tử vong và diễn tiến nặng của bệnh nhân COVID-19. Nhấn mạnh đến tính nghiêm trọng của dịch bệnh hiện nay, người đứng đầu WHO cho rằng càng nhiều người bị lây nhiễm, càng nhiều người phải nhập viện, kéo theo đó là càng nhiều bệnh nhân tử vong và càng nhiều người không thể đi làm. Ngoài ra, sự lây nhiễm tràn lan sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện những biến thể mới với độ nguy hiểm và khả năng lây lan thậm chí có khả năng vượt Omicron.
Đề cập đến nguy cơ mắc COVID-19 ở thai phụ, ông Tedros cho rằng một khi mắc COVID-19, thai phụ dễ gặp biến chứng nặng. Do đó, ông kêu gọi phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 và tiếp cận các phương pháp điều trị đang được thử nghiệm.
Tổng Giám đốc WHO cho biết trong tuần qua, số bệnh nhân COVID-19 tử vong ổn định ở con số 50.000 ca/tuần. Ông nhấn mạnh: "Học cách sống chung với virus không có nghĩa là chúng ta có thể hoặc nên chấp nhận con số bệnh nhân tử vong nêu trên".
Trong tuyên bố tuần nay, người đứng đầu WHO một lần nữa kêu gọi phân phối công bằng vaccine. Ông khẳng định thế giới sẽ không thể chấm dứt đại dịch nếu không thể thu hẹp khoảng cách phân phối vaccine. Theo ông, tại châu Phi, hơn 85% dân số chưa được tiêm chủng.
Người đứng đầu WHO từng đặt mục tiêu từng quốc gia có 10% dân số được tiêm chủng vào cuối tháng 9/2021, 40% vào cuối tháng 12/2021 và 70% vào giữa năm nay. Tuy nhiên, đến nay có tới 90 nước chưa hoàn thành mục tiêu 40% và 36 nước trong đó vẫn chưa chạm đến con số 10%. Tuần trước, ông Tedros khẳng định sự bất bình đẳng vaccine là yếu tố khiến nhiều người tử vong và làm suy yếu khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/1: Philippines lại có ca mắc cao chưa từng thấy; Campuchia chuẩn bị tiêm mũi 4 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 9/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 58.171 ca mắc COVID-19 và 242 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.255.431 ca, trong đó 307.803 người tử vong. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN Trong ngày 9/1,...