WHO lạc quan về thỏa thuận toàn cầu ứng phó với các đại dịch tương lai
Ngày 2/12, các quốc gia đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận toàn cầu về việc xử lý các đại dịch trong tương lai đã bắt đầu một tuần họp mới trong vòng đàm phán thứ 12.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN
Phiên họp tại trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Geneva diễn ra 3 năm sau quyết định soạn thảo thỏa thuận trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đang ở giai đoạn căng thẳng. Các cuộc đàm phán ngày 2/12 tập trung vào nghiên cứu và phát triển, tài trợ bền vững, chuyển giao công nghệ và bí quyết sản xuất các sinh phẩm, sản phẩm y tế liên quan đến phòng ngừa và giám sát dịch bệnh, cũng như hướng tới trọng tâm của thỏa thuận là hệ thống tiếp cận mầm bệnh và chia sẻ lợi ích được đề xuất.
Phát biểu trước các nhà đàm phán của 194 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ), Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khích lệ tất cả các nước về những tiến bộ đã đạt được trong 3 năm qua, đồng thời cho rằng họ nên tin tưởng mục tiêu phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó với các đại dịch tương lai đang gần ngay trước mắt và các nước có thể hoàn tất những vấn đề còn tồn đọng trước khi kết thúc năm nay. Tổng Giám đốc WHO cũng cho rằng để thỏa thuận ứng phó với các đại dịch tương lai có ý nghĩa, các nước cần thống nhất những điều khoản phòng ngừa mạnh mẽ, công bằng và có khả năng phục hồi.
Video đang HOT
Nếu so với tiến trình và tốc độ đàm phán nhiều hiệp ước trước đây thì việc các nước thành viên LHQ có thể đi đến ký kết một thỏa thuận quốc tế trong hơn ba năm một chút đồng nghĩa tốc độ khá nhanh chóng.
Phiên họp kéo dài một tuần lần này là phiên họp tiếp theo của vòng đàm phán thứ 12, diễn ra từ ngày 4-15/11 năm nay. Theo kế hoạch, vào ngày 6/12 tới, các quốc gia sẽ đánh giá và quyết định xem đã đạt được đủ tiến triển để triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Y tế Thế giới nhằm thông qua thỏa thuận đã hoàn tất hay chưa.
Thông thường, một phiên họp đặc biệt của cơ quan ra quyết định hàng đầu của WHO này diễn ra trong vòng 35 ngày.
WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vụ nổ liên quan đến thiết bị liên lạc như bộ đàm và máy nhắn tin ở Lebanon trong những ngày gần đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế của quốc gia này.
Xe cứu thương đến chở người bị thương đi điều trị trong vụ việc các máy nhắn tin phát nổ ở Beirut, Lebanon, ngày 17/9/2024. (Ảnh: Reuters)
Trong buổi họp báo ngày 19/9, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus dẫn số liệu từ các cơ quan y tế Lebanon cho biết, các vụ nổ này đã khiến 37 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương. Các vụ nổ xảy ra tại những khu vực được coi là thành trì của nhóm vũ trang Hezbollah.
"Sự việc này đã làm trầm trọng thêm tình trạng của hệ thống y tế vốn đã mong manh của Lebanon", ông Tedros nhấn mạnh, đồng thời cho biết WHO đã phân phối máu và các bộ dụng cụ cấp cứu đến hỗ trợ tại Lebanon.
Ông Mike Ryan, Giám đốc WHO về tình trạng khẩn cấp cho biết, hệ thống y tế Lebanon đã nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng quá tải ngay sau khi các vụ nổ xảy ra.
Đại diện của WHO tại Lebanon, bác sĩ Abdinasir Abubakar thông tin thêm, có tới 100 bệnh viện đã tham gia vào công tác cứu hộ và điều trị các nạn nhân.
Nhờ các cuộc diễn tập ứng phó khẩn cấp trước đó và việc dự trữ sẵn các nguồn cung cấp y tế, các bác sĩ và y tá đã được chuẩn bị tốt, giúp hạn chế số lượng thương vong.
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người. Em nhỏ mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại Nyiragongo, Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: THX/TTXVN Kế hoạch dự kiến được...