WHO khuyến nghị các nước thành viên dỡ bỏ hoặc nới lỏng hạn chế đi lại
Dù vẫn coi đại dịch COVID-19 là mối quan ngại lớn, song ngày 19/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia thành viên dỡ bỏ hoặc giảm bớt các lệnh cấm đi lại trên phạm vi quốc tế.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã đệ trình một số khuyến nghị lên người đứng đầu WHO, trong đó cho rằng không nên coi chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 là cách thức và điều kiện duy nhất để đi cho phép đi lại trên phạm vi quốc tế do việc tiếp cận vaccine còn hạn chế, cũng như tình trạng phân phối vaccine không công bằng. Ủy ban cũng khuyến cáo các nước cần điều tra dịch tễ đối với việc lây truyền virus SARS-CoV-2 giữa người và động vật. Ủy ban kêu gọi giám sát thời gian thực và chia sẻ dữ liệu về sự lây truyền, phát triển của virus SARS-CoV-2 ở động vật, cho rằng việc này sẽ hỗ trợ hiểu biết toàn cầu và kịp thời xác định virus cũng như đánh giá các nguy cơ sức khỏe cộng đồng.
Trước đó, ngày 30/11/2021, WHO khuyến nghị các nước không nên hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Theo đánh giá của tổ chức này, các lệnh cấm đi lại đại trà không những không ngăn được biến thể Omicron lây lan trên toàn cầu mà còn tạo gánh nặng đối với đời sống của người dân. Ngoài ra, những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực y tế toàn cầu vì khiến các nước không muốn thông báo và chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh. Tuy nhiên, do lo ngại về sự lây lan nhanh của Omicron, nhiều quốc gia đã “quay lưng” với các khuyến nghị của WHO.
WHO đánh giá nguy cơ COVID-19 lây từ động vật sang người
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nguy cơ động vật lây truyền COVID-19 cho con người là rất thấp.
Lực lượng chức năng Hong Kong (Trung Quốc) mang chuột hamster từ cửa hàng thú nuôi đem đi tiêu hủy. Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của WHO, ngày 18/1 cho biết: "Chúng tôi biết rằng có một số loài mang nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Có khả năng con người lại lây truyền virus này cho động vật và động vật lại khiến con người tái lây nhiễm. Nhưng rủi ro này vẫn thấp".
Bà Van Kerkhove cho biết WHO đã hợp tác với các nhà khoa học và nhiều cơ quan đối tác như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cùng Tổ chức Thú y Thế giới nghiên cứu nguy cơ SARS-CoV-2 lây lan giữa nhiều loài.
Bà cho biết nghiên cứu dựa trên các thí nghiệm cũng như trường hợp lây nhiễm trong tự nhiên được phát hiện ở động vật hoang dã và thú nuôi.
Bên cạnh đó, bà Van Kerkhove bổ sung rằng giám sát tốt hơn trên toàn cầu là điều cần thiết để biết được loài động vật nào dễ bị ảnh hưởng, đồng thời theo sát tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong động vật.
Cùng ngày 18/1, chính quyền Hong Kong quyết định tiêu hủy trên 2.000 con chuột hamster do lo ngại về trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ động vật sang người đầu tiên tại đặc khu hành chính này. Các quan chức đưa ra mệnh lệnh trên sau khi 11 mẫu phẩm thu thập từ chuột hamster trong cửa hàng thú nuôi tại quận Causeway Bay có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Một người bán hàng và khách hàng đã mắc biến thể Delta.
WHO cho biết mặc dù virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan ở con người nhưng trường hợp lây từ động vật sang con người đã được ghi nhận ở loài chồn. Ngoài ra, đã có trường hợp chó, mèo, hổ, sư tử dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19.
Tại sao WHO nói không cần vắc xin mới để đối phó Omicron? Giám đốc chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael Ryan mới đây cho rằng hiện tại không cần phát triển vắc xin mới để đối phó biến thể mới Omicron. Nhân viên y tế tiêm vắc xin Covid-19 cho một bé gái ở Brazil ngày 14.1. AFP Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày...