WHO: Khuyến khích tiêm vaccine khi cúm mùa và COVID-19 cùng hoành hành
Trong bối cảnh mùa Đông sắp đến, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/10 nhấn mạnh các nước cần cảnh giác khi số ca mắc COVID-19 và cúm mùa gia tăng tại châu Âu, đồng thời khuyến khích mọi người tiêm vaccine phòng bệnh.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Bremen, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết 53 nước thành viên WHO khu vực này lại một lần nữa trở thành tâm dịch COVID-19. Kể từ đầu tháng 9 vừa qua, số ca mắc COVID-19 tại châu Âu đã tăng gấp 3 lần. Trong tuần thứ 2 của tháng 10, châu Âu chiếm gần 60% số ca mắc mới và 42% số ca tử vong trên toàn cầu.
Đồng thời, số ca mắc cúm mùa đang tăng mạnh. Ông Kluge cảnh báo sức khỏe của nhóm người gồm người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh gặp rủi ro hơn trong khi bệnh cúm mùa và bệnh COVID-19 đang lưu hành.
Video đang HOT
Trong đợt dịch COVID-19 lần này, số ca bệnh nặng và tử vong không tăng cao như các đợt trước đó. Tuy nhiên, quan chức WHO cho rằng hiện chưa phải là lúc nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Ông Kluge khẳng định vaccine vẫn là một trong những công cụ hiệu quả nhất, đồng thời hối thúc những người đủ điều kiện nên sớm đi tiêm cả vaccine phòng cúm mùa và mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19.
Cùng ngày 24/10, WHO cũng đã tổ chức kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống bại liệt. Bại liệt là bệnh nhiễm virus cấp tính lây theo đường tiêu hóa do virus polio gây ra và có thể lan truyền thành dịch. Virus này xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương và gây ra chứng bại liệt. Bệnh này khó có thể chữa khỏi, song có thể ngăn ngừa bằng biện pháp tiêm phòng vaccine.
Căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi và gần như đã được xóa sổ ở phương Tây. Trong hơn 20 năm qua, châu Âu chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus bại liệt. Tuy nhiên, một biến thể của virus có nguồn gốc từ các vacccine phòng bại liệt dạng uống gần đây được phát hiện tại các nước Anh, Ukraine, Israel và Mỹ. Dù độc lực thấp hơn virus tự nhiên, biến thể này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như gây liệt ở những người chưa được tiêm vaccine. Biến thể đã trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây do tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt thấp ở một số cộng đồng.
Tính trên toàn khu vực, tỷ lệ tiêm mũi 3 vaccine phòng bại liệt giảm 1% từ năm 2019-2020. Đến năm 2021, chỉ 25% trong số 53 quốc gia đạt tỷ lệ bao phủ vaccine trên 95%.
WHO nói chưa cần tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ hàng loạt
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng vẫn chưa cần đến biện pháp tiêm phòng hàng loạt khi dịch đậu mùa khỉ đang bùng phát bên ngoài lãnh thổ châu Phi.
Ống chứa mẫu phẩm xét nghiệm virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters
Dẫn lời ông Richard Pebody - trưởng nhóm chuyên gia về mầm bệnh gây mối đe dọa cao của WHO châu Âu, hãng tin Reuters cho biết các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh sạch sẽ và tình dục an toàn sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh. Ông cũng nói thêm nguồn cung vaccine và thuốc kháng virus có sẵn đối với loại bệnh này hiện còn tương đối bị hạn chế.
Phát ngôn của ông được đưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo cơ quan này đang sử dụng vaccine Jynneos (loại ban đầu dùng phòng ngừa bệnh đậu mùa) cho các trường hợp mắc đậu mùa khỉ. Chính phủ Đức ngày 23/5 cũng cho hay nước này đang xem xét một số phương án tiêm chủng, trong khi Anh bắt đầu tiêm vaccine cho một số nhân viên y tế.
Giới chức y tế các nước tại châu Âu và Bắc Mỹ đang điều tra trên 100 ca nhiễm virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Đây được coi là đợt dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay bùng phát ngoài châu Phi.
Theo ông Pebody, các biện pháp trước tiên nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan là truy vết và cách ly. Tuy nhiên, nhà chức trách cũng lưu ý đây không phải là một loại virus lây lan dễ dàng và cho đến nay nó cũng chưa gây ra tình trạng nghiêm trọng. Ông nói thêm vaccine được sử dụng để ngăn bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào dẫn đến bùng phát các ca mắc. Một giám đốc điều hành cấp cao của WHO ngày 23/5 khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy virus này đã bị đột biến.
Ông Pebody cho biết hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không liên quan đến việc đi lại qua châu Phi. Một số cơ quan y tế nghi ngờ trong cộng đồng tồn tại mức độ lây lan nhất định. "Chúng ta chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng trôi", ông nhấn mạnh.
Với tốc độ bùng phát và không rõ nguyên nhân gây ra dịch bệnh, ông Pebody lo ngại các sự kiện và những bữa tiệc lớn trong Hè này có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều. Ông khuyến cáo không nên đến những sự kiện này.
WHO đánh giá cao chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Campuchia Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia ngày 10/4 đánh giá thành công của chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này đã giúp cứu sống nhiều người, ổn định hệ thống y tế và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh,...