WHO khuyến cáo vaccine ngừa COVID-19 gây triệu chứng giống cúm
Ủy ban cố vấn toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo vaccine ngừa COVID-19 có thể gây ra một số triệu chứng tương tự như bị cảm cúm.
Một liều tiêm vaccine ngừa COVID-19 được chuẩn bị. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, trong một tuyên bố ngày 8/3, ủy ban của WHO cho biết mức độ cân bằng giữa lợi ích và rủi ro khi tiêm vaccine COVID-19 “vẫn tương đối thuận lợi” sau khi cơ quan này xem xét các dữ liệu về triệu chứng giống cúm ở các nhân viên y tế đã được tiêm chủng.
Báo cáo đánh giá được thực hiện vào ngày 25/2 chỉ ra vaccine ngừa COVID-19 có thể khiến người được tiêm xuất hiện triệu chứng giống như bị cúm, bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt và lạnh người.
Các triệu chứng này xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi tiêm tại các cuộc thử nghiệm lâm sàng ở một số quốc gia.
“Phần lớn các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình và sẽ hết trong vài ngày”, báo cáo cho rằng các tác dụng phụ phổ biến hơn đối với những người dưới 55 tuổi.
Ủy ban kết luận khuyến cáo an toàn của họ đối với vaccine ngừa COVID-19 có thể không thay đổi vì những kết luận đánh giá hoàn toàn tương ứng với những gì dự kiến.
Ủy ban khuyên những người bị nhức đầu, sốt hoặc đau cơ sau khi tiêm liều đầu tiên vẫn nên tiêm nhắc theo kế hoạch và mọi người nên được thông báo về các tác dụng phụ tiềm ẩn trước khi tiêm chủng.
WHO khẳng định đã báo động cao nhất về dịch COVID-19 từ đầu năm ngoái
Gần một năm kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chính thức được tuyên bố là một "đại dịch toàn cầu", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/3 xác nhận tổ chức này đã "báo động ở mức cao nhất" để kêu gọi hành động từ tất các nước trên thế giới ngay từ đầu năm 2020.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mulhouse, Pháp ngày 17/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc họp báo ngắn ngày 8/3, khi được hỏi liệu WHO lẽ ra nên dùng từ "đại dịch" sớm hơn hay không, bà Maria Van Kerkhove, phụ trách kỹ thuật của WHO trong ván đề dịch COVID-19, nói rằng WHO đã ra thông báo "Một vấn đề y tế công khẩn cấp gây lo ngại quốc tế" ngay từ ngày 30/1 năm ngoái. Bà Maria cho rằng thông báo trên thực chất là sự báo động mức cao nhất, hay "mức độ cao nhất mà WHO có thể thực hiện theo luật quốc tế".
Vào ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố sự bùng phát dịch bệnh, sau đó được gọi là COVID-19, là vấn đề y tế công khẩn cấp gây lo ngại quốc tế sau hai ngày thảo luận bởi môtj nhóm chuyên gia quốc tế.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình các vấn đề y tế khẩn cấp của WHO, nói rằng mức độ hành động cũng là "cao nhất có thể" theo thỏa thuận chung giữa các nước thành viên WHO. Ông cũng cho biết thêm rằng có một thỏa thuận pháp lý chính thức giữa 194 nước thành viên WHO, được nhất trí năm 2005, rằng các nước có thể thỏa thuận với nhau thế nào là mức độ báo động cao nhất về các vấn đề y tế khẩn cấp để đưa ra hành động tập thể ứng phó với đại dịch.
WHO: Covid-19 gây đau thương hơn Thế chiến II WHO cho biết đại dịch Covid-19 tác động tới cuộc sống và chấn thương tâm lý lớn hơn Thế giới II, với ảnh hưởng kéo dài "trong nhiều năm tới". "Sau Thế chiến II, thế giới trải qua nhiều đau thương, vì cuộc chiến đó ảnh hưởng đến rất nhiều sinh mạng. Còn bây giờ, đại dịch Covid-19 có cường độ thậm chí...