WHO khuyến cáo tránh dùng thuốc kháng viêm ibuprofen nếu có triệu chứng COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người có các triệu chứng của COVID-19 nên tránh dùng thuốc ibuprofen sau khi Bộ Y tế Pháp cảnh báo rằng những loại thuốc kháng viêm như thế này khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng viêm ibuprofen được bày bán dưới nhãn hiệu Nurofen tại một hiệu thuốc ở Pháp . Ảnh Reuters
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran và một nghiên cứu gần đây trên tạp chí y khoa Lancet đã đưa ra giả thuyết rằng thuốc kháng viêm như ibuprofen làm gia tăng một loại enzyme trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 phát triển mạnh và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
“Thay vì ibuprofen, hãy dùng paracetamol”, ông Veran viết trên Twitter.
Bộ Y tế Pháp trước đó đã cảnh báo về “biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng” liên quan đến việc sử dụng ibuprofen, được bán dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau như Nurofen và Advil và các loại thuốc kháng viêm khác.
Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid được dùng để giảm đau do các bệnh như nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp…
Hơn 7.900 người tử vong vì Covid-19, thế giới phong tỏa chống dịch
Khi được hỏi về ibuprofen, người phát ngôn WHO Christian Lindmeier cho biết các chuyên gia của WHO “đã xem xét điều này để đưa ra hướng dẫn thêm”.
“Trước mắt chúng tôi khuyến cáo nếu tự mua thuốc uống, mọi người có thể dùng paracetamol và không nên sử dụng ibuprofen. Nếu bác sĩ kê toa ibuprofen thì dĩ nhiên điều đó tùy thuộc vào quyết định có dùng hay không của mọi người”, ông Lindmeier lưu ý.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Pháp nhấn mạnh bệnh nhân đang điều trị với thuốc kháng viêm nên xin lời khuyên từ bác sĩ. Paracetamol phải được dùng đúng liều theo toa của bác sĩ vì nếu lạm dụng có thể gây hại cho gan.
Kể từ khi bùng phát tại Trung Quốc đại lục cuối năm ngoái, đại dịch COVID-19 đến nay đã lây nhiễm cho khoảng 197.000 người trên toàn thế giới và làm chết hơn 7.900 người.
13 lời đồn về virus corona: WHO nói gì để “bóc phốt”?
SARS-CoV-2 gây ra một số triệu chứng như sốt, ho khan, dẫn đến viêm phổi, trong một số trường hợp nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến suy đa tạng. Hiện vẫn chưa có vắc xin hay thuốc điều trị COVID-19.
Trong một thông báo, hãng dược Anh Reckitt Benckiser, sản xuất thuốc Nurofen, nhấn mạnh: “Chúng tôi hiện không tin rằng có bất kỳ bằng chứng khoa học chứng minh việc sử dụng ibuprofen không theo toa bác sĩ khiến cho tình trạng nhiễm COVID-19 trở nặng”.
Tuy nhiên, Reckitt Benckiser tuyên bố sẽ phối hợp với WHO và cơ quan quản lý dược châu Âu để đánh giá tác dụng của ibuprofen trong điều trị COVID-19.
Theo thanhnien.vn
Dịch COVID-19: WHO hối thúc các nước Đông Nam Á hành động
Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO, nhấn mạnh "tình hình đang diễn tiến nhanh chóng. Chúng ta cần phải tăng cường ngay lập tức mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm."
Hành khách đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 17/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu các quốc gia thành viên ở khu vực Đông Nam Á thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong một tuyên bố, tiến sỹ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO, nhấn mạnh "tình hình đang diễn tiến nhanh chóng. Chúng ta cần phải tăng cường ngay lập tức mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm."
Cũng theo tiến sỹ Singh, điều quan trọng là phải tiếp tục các nỗ lực phát hiện, xét nghiệm, điều trị, cô lập và theo dõi những người từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Chuyên gia này cũng cho rằng có những các biện pháp y tế công cộng đơn giản, song rất hiệu quả trong ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 như rửa tay, che miệng trong khi ho và hắt hơi, giứ khoảng cách khi tiếp xúc.
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, các quốc gia sẽ cần phải hành động mạnh mẽ nhằm làm chậm quá trình lây lan và dập dịch.
Theo đó, các cơ chế khẩn cấp cần được tăng cường hơn nữa, đồng thời cần kích hoạt mạng lưới các cơ sở y tế và bệnh viện nhằm phân loại và chữa trị các bệnh nhân nhằm tránh quá tải.
Ngoài ra, việc những người nhiễm bệnh nhẹ tự cách ly là biện pháp can thiệp quan trọng nhất của cộng đồng nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và sự lây lan của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, việc tiến hành xét nghiệm tất cả các trường hợp bị nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, cũng như những người từng tiếp xúc với các ca mắc bệnh hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh cũng là điều cần thiết.
Trong khi đó, tại Israel, nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, chính quyền nước này cùng ngày đã áp đặt lệnh cấm người dân ra khỏi nhà nếu như không có việc gì cần thiết và cấm các phương tiện giao thông công cộng hoạt động trong đêm, đồng thời thắt chặt hơn các biện pháp phòng chống sự lây lan dịch bệnh đã được áp dụng trước đó.
Theo chỉ thị của Bộ Y tế Israel, người dân nước này sẽ không được phép ra ngoài đường, trừ khi đi mua lương thực và thuốc men, đi khám bệnh hoặc đến những nơi làm việc có không quá 10 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, lực lượng cấp cứu quốc gia (MDA) đang chuẩn bị mở rộng hoạt động xét nghiệm COVID-19 trên khắp cả nước, trong đó có các trạm xét nghiệm nhanh 24/7 từ ngày 18/3.
Với các trạm này, người dân có thể lái xe vào, tiến hành xét nghiệm và nhanh chóng rời đi mà không cần rời khỏi xe, tương tự như phương pháp kiểm tra nồng độ cồn được áp dụng ở nhiều nước phương Tây.
Các trạm xét nghiệm trên sẽ được thiết lập ở những khu vực ngoài trời rộng rãi, chẳng hạn như bãi đỗ xe của sân vận động và hoạt động cả ngày lẫn đêm. Thành phần tham gia gồm nhân viên cấp cứu, cảnh sát và các lực lượng an ninh khác.
Một số trạm đầu tiên dự kiến sẽ được triển khai tại thành phố Tel Aviv từ ngày 18/3. Sau đó 5 ngày, MDA sẽ mở thêm nhiều trạm khác ở các thành phố như Jerusalem, Haifa, Petah Tikva, Rishon Lezion và Be'er Sheva.
Lực lượng MDA cho hay các trạm xét nghiệm nhanh đủ khả năng thực hiện hàng trăm ca xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày.
Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ Israel nhằm ứng phó với tình hình COVID-19 đang lây lan mạnh. Đến nay, tại nước này đã có 324 trường hợp lây nhiễm, trong đó 5 người trong tình trạng nguy kịch./.
Hữu Chiến-Văn Khoa-Quang Minh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
EU kêu gọi cấm nhập cảnh với người ngoài khối để kiềm chế dịch bệnh Chủ tịch Ủy ban châu Âu kêu gọi các nước cấm nhập cảnh "không cần thiết" đối với công dân của mọi quốc gia nằm bên ngoài khối, trong nỗ lực ngăn dịch bệnh lan rộng. Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), tuyên bố đây là những biện pháp cần thiết để giảm tốc độ phát triển của...