WHO khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương điều trị COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng bằng chứng hiện tại cho thấy phương pháp huyết tương không cải thiện khả năng sống sót, không làm giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân.
Hơn thế, phương pháp này rất mất thời gian và tốn kém trong quản lý.
WHO khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương điều trị COVID-19 – Ảnh: REUTERS
Ngày 6-12, Tổ chức Y tế thế giới ra khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương (dùng huyết tương lấy từ máu của bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 và hồi phục) cho người bị bệnh COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình.
WHO cho biết các khuyến nghị mới nhất của họ dựa trên bằng chứng từ 16 thử nghiệm về phương pháp huyết tương liên quan đến 16.236 bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở các mức độ không nặng, nặng và nguy kịch.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy phương pháp có lợi ích hạn chế trong điều trị.
Video đang HOT
Trên tạp chí y khoa Anh, WHO cho rằng “bằng chứng hiện tại cho thấy nó không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân. Hơn thế, phương pháp này rất tốn thời gian và gây tốn kém trong quản lý”.
Cơ quan này cũng khẳng định, với những bệnh nhân bị bệnh nặng và nguy kịch, việc điều trị bằng phương pháp huyết tương chỉ nên thực hiện trong khuôn khổ thử nghiệm lâm sàng.
Huyết tương là một chất dịch có màu vàng nhạt và là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể.
Huyết tương của người khỏi bệnh là chất dịch lấy từ máu của người đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh có chứa các kháng thể do cơ thể sản xuất sau khi bị nhiễm bệnh.
Đây là một trong những phương pháp điều trị tiềm năng được nghiên cứu sớm trong đại dịch COVID-19.
Chuyên gia Nga: Omicron có thể báo hiệu đại dịch sắp kết thúc
Bên cạnh một số quan ngại, có ý kiến cho rằng biến thể Omicron không nhất thiết phải là mối nguy hiểm lớn như Delta, thậm chí mở ra tương lai con người sống chung hòa bình với virus.
Cho đến nay, ảnh hưởng của biến thể Omicron với tương lai đại dịch vẫn còn là ẩn số - Ảnh: NBC
Theo Hãng tin TASS, ông Vladimir Nikoforov, chuyên gia trưởng bệnh truyền nhiễm thuộc Cơ quan Sinh học y tế Liên bang Nga, nhận định sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể là dấu hiệu đầu tiên dự báo đại dịch bước vào giai đoạn kết thúc.
"Biến thể mới có nguồn gốc từ miền nam châu Phi dễ lây nhiễm hơn (Delta), nhưng mặt khác có dữ liệu gợi ý rằng nó gây ra triệu chứng nhẹ hơn - tức không gây tổn thương nặng ở phổi.
Tôi cho rằng đây có thể là sự khởi đầu cho đoạn kết của cơn ác mộng này. Tôi thật sự muốn lạc quan đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy virus bắt đầu thoái lui dần" - ông Nikoforov trả lời trên Đài phát thanh Govorit Moskva.
Theo vị chuyên gia, Omicron có thể dẫn virus SARS-CoV-2 đi vào con đường trở thành căn bệnh đường hô hấp theo mùa trong tương lai.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt tên cho biến thể B.1.1.529 do Nam Phi công bố là Omicron vào ngày 26-11, đồng thời đưa nó vào danh sách "đáng quan ngại" do chứa một số lượng lớn đột biến, tách biệt hẳn với nhánh Delta.
Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện Omicron có thể đã "đánh cắp" một đoạn vật liệu di truyền của virus khác, nhiều khả năng là virus cúm, khi chúng vô tình cùng hiện diện trong tế bào bị nhiễm.
Theo nghiên cứu đăng trên website OSP Preprints ngày 2-12, chuỗi gene mang đột biến của Omicron chưa từng xuất hiện trong các biến chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng lại phổ biến ở nhiều loại virus, bao gồm các loại gây cảm cúm thông thường và cả trong bộ gene người.
Ông Venky Soundararajan, nhà khoa học tham gia nghiên cứu, giải thích bằng cách chèn đoạn mã di truyền vào chuỗi gene, Omicron có thể mô phỏng "trông thuộc về con người hơn" nhằm né tránh hệ miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu nhận định điều này có thể khiến Omicron dễ lây hơn, nhưng chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Ngày 3-12, WHO cho biết đã có 38 quốc gia trên thế giới ghi nhận sự hiện diện của Omicron, riêng Nam Phi số ca nhiễm đã trên 3 triệu do biến thể này lan rộng (tỉ lệ tiêm ngừa của Nam Phi rất thấp, chỉ 35% dân số), nhưng chưa có ca tử vong nào do Omicron được báo cáo.
WHO cho biết sẽ cần thêm vài tuần để tìm hiểu 3 vấn đề: mức độ lây nhiễm, mức độ gây bệnh và hiệu quả của vắc xin (đối với Omicron).
"Chúng tôi sẽ có câu trả lời cho mọi người" - giám đốc chương trình khẩn cấp WHO Michael Ryan nói.
Doanh nhân Nga kiện WHO vì đặt tên biến thể mới là Omicron Doanh nhân ở Siberia, Nga đã kiện chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga vì lo ngại việc WHO đặt tên biến thể SARS-CoV-2 mới là Omicron đang hủy hoại hình ảnh của công ty ông, cũng tên là Omicron. Ảnh minh họa: Getty Images Theo đài RT, doanh nhân trên là ông Alexander Padar, Tổng giám đốc...