WHO khuyến cáo hạn chế hoạt động đi lại trong các dịp lễ sắp tới
Vài ngày trước khi châu Âu bước vào kỳ nghỉ lễ Phục sinh và 2 tuần trước tháng Ramadan, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo người dân các nước không nên tụ tập đông người, hay đi du lịch do tại nhiều nước, số ca mắc mới bệnh COVID-19 tiếp tục tăng mạnh, buộc chính phủ phải đưa ra quyết định phong tỏa hoặc đóng cửa trở lại.
Hàng trăm quả trứng Phục sinh khổng lồ đã được trang trí đủ màu sắc tại Vườn thú Zagreb, ở Zagreb, Croatia ngày 16/3/2021, để chào đón Lễ Phục sinh. Ảnh: THX/TTXVN
Theo văn phòng đại diện WHO tại châu Âu, việc đi du lịch vào dịp lễ Phục sinh sắp tới có thể ảnh hưởng đến nhiều người và nhiều cộng đồng. Trong thông cáo báo chí ngày 31/3, WHO cho rằng nêu rõ nhiều quốc gia tại châu Âu đang chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 tăng nhanh và trong tình huống như vậy, không ai được phép lơ là hay chủ quan với mọi biện pháp y tế công cộng hay bảo vệ bản thân đang được áp dụng nhằm chống dịch hiện nay.
WHO cho rằng kỳ nghỉ vào mùa Xuân năm nay sẽ có sự khác biệt, lễ Phục sinh vẫn có thể diễn ra nếu các biện pháp bảo vệ và đề phòng được thực hiện nghiêm túc. WHO khuyến cáo bất kể ở đâu, các sự kiện hành lễ nên được tổ chức ngoài trời, hạn chế số lượng người tham dự và thời gian tập trung trong nhà, giữ khoảng cách, đảm bảo thông gió, rửa tay và sử dụng khẩu trang là yếu tố quyết định giảm nguy cơ phơi nhiễm COVID-19. WHO nhấn mạnh các cuộc tụ họp trong nhà tiềm ẩn rủi ro cao.
Ngoài việc khuyến khích mọi người tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của các cơ quan chức năng các nước khi đi du lịch, WHO yêu cầu tất cả những người đang cân nhắc kế hoạch đi du lịch tính tới tất cả các rủi ro liên quan để có quyết định phù hợp.
Video đang HOT
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định “Lục địa Già” không chỉ đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ ba, mà là một “đại dịch mới”, do biến thể phát hiện ở Anh gây ra. Chủ tịch Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức Lothar Wieler cũng cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 có nguy cơ trở thành làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất từ đầu dịch đến nay. Ông khuyến cáo người dân ở nhà trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh do những tuần sắp tới sẽ là thời điểm “rất khó khăn”.
Dự kiến, lễ Phục sinh năm nay rơi vào Chủ nhật ngày 4/4 và tháng lễ Ramadan của tín đồ Hồi giáo bắt đầu vào ngày 13/4 tới.
Mỹ và đồng minh ra tuyên bố chung phản bác báo cáo nguồn gốc COVID-19
Mỹ đã ra tuyến bố chung với 13 đồng minh (trong đó có Anh, Nhật Bản và Australia), nói rằng báo cáo của WHO về nguồn gốc đại dịch COVID-19 thiếu dữ liệu và mẫu cần thiết.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố chung, Mỹ và các nước kêu gọi đánh giá độc lập, minh bạch toàn diện về báo cáo. Liên minh châu Âu đã kêu gọi cho phép các nhà nghiên cứu tiếp cận nhiều hơn thông tin và điều tra thêm.
Theo kênh CNN, ngày 30/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo, Tổng thống Joe Biden cho rằng người Mỹ xứng đáng được biết thông tin rõ ràng hơn về nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Bà Psaki nói: "Tổng thống Mỹ cho rằng người dân Mỹ, cộng đồng toàn cầu, chuyên gia y tế, bác sĩ, tất cả những ai đang cứu mạng người, những gia đình đã mất người thân, tất cả đều xứng đáng biết thông tin minh bạch hơn". Bà Psaki kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu và câu trả lời cho cộng đồng toàn cầu.
Theo bà Psaki, báo cáo của WHO không giúp mọi người hiểu rõ hơn chút nào về nguồn gốc đại dịch so với cách đây 6 tới 9 tháng. Báo cáo cũng không có hướng dẫn hay biện pháp để phòng trách kịch bản tương tự xảy ra trong tương lai.
Tới ngày 31/3, 219 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận gần 129 triệu ca mắc COVID-19 và 2,8 triệu ca tử vong từ khi Trung Quốc báo cáo các ca bệnh đầu tiên cho WHO hồi tháng 12/2019. Trên 31 triệu người Mỹ đã mắc COVID-19, trong đó trên 564.000 người tử vong.
Trước đó, báo cáo dài 120 trang của WHO cho rằng kịch bản rất có khả năng xảy ra là virus SARS-CoV-2 lan từ vật chủ động vật trung gian (có thể là động vật hoang dã bị bắt và nuôi nhốt). Cuộc điều tra của WHO không tìm thấy loài động vật bị dơi truyền virus sang.
Một kịch bản có thể xảy ra nữa là truyền virus trực tiếp từ một loài động vật mang virus Corona sang người.
Hai kịch bản còn lại bị coi là không có khả năng xảy ra: lan qua thực phẩm đông lạnh và rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Kịch bản rò rỉ từ phòng thí nghiệm được WHO coi là giải thiết ít khả năng xảy ra nhất.
Dù vậy, Tổng giám đốc WHO cho rằng vẫn phải điều tra thêm kịch bản rò rỉ từ phòng thí nghiệm và cần thêm các chuyến công tác liên quan các chuyên gia đặc trách.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chính trị hóa vấn đề này sẽ chỉ cản trở hợp tác toàn cầu trong nghiên cứu về nguồn gốc dịch bệnh, làm phương hại tới hợp tác chống đại dịch và khiến nhiều người nữa mất mạng".
Lãnh đạo thế giới kêu gọi lập hiệp ước đối phó đại dịch 24 lãnh đạo thế giới cùng Tổng giám đốc WHO Tedros kêu gọi lập hiệp ước toàn cầu về đại dịch để đề phòng tình huống như Covid-19 lặp lại. Trong bài viết chung được đăng trên các tờ báo lớn toàn cầu hôm 29/3, 24 lãnh đạo thế giới và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom...