WHO khuyến cáo giảm bạn tình sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế
Tổ chức Y tế Thế giới hôm 27/7 kêu gọi đối tượng đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh đậu mùa khỉ – nhóm nam giới quan hệ tình dục đồng giới – hạn chế số bạn tình để phòng bệnh.
“Đối với những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, hiện tại, họ nên giảm số lượng bạn tình, cân nhắc khi quan hệ tình dục với bạn tình mới và trao đổi liên lạc chi tiết với họ để có thể theo dõi thêm nếu cần”, AFP dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay, đề cập tới cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm là “giảm nguy cơ phơi nhiễm”.
Ông Tedros cho biết tính đến 27/7, WHO nhận báo cáo 18.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ từ 78 quốc gia, với 70% trường hợp ở châu Âu và 25% ở châu Mỹ. 98% trường hợp là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.
Kể từ đợt bùng phát hồi tháng 5, thế giới ghi nhận 5 ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ, với khoảng 10% phải nhập viện để kiểm soát cơn đau.
Người dân Mỹ đến tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ tại New York hôm 15/7. Ảnh: Reuters.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England tuần trước cho thấy 98% người nhiễm là người đồng tính nam hoặc nam giới quan hệ lưỡng tính. 95% trường hợp lây truyền qua sinh hoạt tình dục.
Các chuyên gia cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây chủ yếu khi tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn chưa thể coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Họ cũng cảnh báo không nên nghĩ chỉ có một cộng đồng duy nhất bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Video đang HOT
“Bất cứ ai có tiếp xúc đều đối mặt nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ”, ông Tedros nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi các quốc gia hành động để giảm nguy cơ lây nhiễm ở các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em và phụ nữ mang thai.
WHO đã nhiều lần cảnh báo về thái độ kỳ thị xung quanh căn bệnh này. Tổ chức này nhấn mạnh kỳ thị có thể ngăn cản người mắc tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt y tế khi cần.
“Kỳ thị và phân biệt đối xử nguy hiểm hơn bất cứ loại virus nào, và có thể làm bùng phát dịch bệnh”, ông Tedros nói.
WHO cũng khuyến nghị tiêm vaccine cho những người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ hoặc nhóm nguy cơ phơi nhiễm cao, bao gồm cả nhân viên y tế và người có nhiều bạn tình.
“Tại thời điểm này, chúng tôi khuyến nghị không nên tiêm chủng đại trà phòng bệnh đậu mùa khỉ”, ông Tedros cho hay.
Ông cũng cho biết thế giới có 16 triệu liều vaccine trị đậu mùa khỉ, nhưng phải mất nhiều tháng để sẵn sàng sử dụng. “Hầu hết đang ở dạng thô, do đó chúng sẽ mất nhiều tháng để được đóng vào lọ và sẵn sàng sử dụng”, tổng giám đốc WHO cho biết, đồng thời kêu gọi các nước chia sẻ vaccine.
Trước đó hôm 23/7, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC).
Bệnh đậu mùa khỉ đã được hình thành ở nhiều nơi tại khu vực Trung và Tây Phi trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, giới chức báo cáo xuất hiện nhiều ca nhiễm ở châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác. Tại đây, bệnh lây lan ở người không có liên hệ với động vật hoặc không du lịch sang châu Phi trong thời gian gần đây.
Theo giáo sư Devi Sridhar, người đứng đầu bộ phận y tế công cộng toàn cầu của Đại học Edinburgh, phản ứng cần thiết đối với bệnh đậu mùa khỉ là nỗ lực tiêm chủng mạnh mẽ, trước tiên là ở những người nguy cơ cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ và cơ hội tiếp cận vaccine.
Chuyên gia này cho rằng cần có thông điệp và giáo dục rõ ràng để nâng cao nhận thức về các triệu chứng và xét nghiệm, đồng thời hỗ trợ những người muốn cách ly và cần nghỉ làm, theo Guardian.
“Chỉ khuyến cáo mọi người không nên quan hệ tình dục sẽ không mang lại hiệu quả. Sẽ hiệu quả hơn nếu chỉ ra cách giảm thiểu rủi ro và bảo vệ bản thân”, bà Sridhar nhấn mạnh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A
Cúm A thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm, thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp.
Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa Đông Xuân.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng...
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng là đối tượng mắc cúm A. Các bệnh nhân cúm A nhập viện đều trong tình trạng sốt rất cao, mệt mỏi. Cá biệt có người bị viêm phổi, suy hô hấp, các bệnh nhân có ở đủ các lứa tuổi.
Triệu chứng ban đầu của cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân khác, đó là sốt, viêm đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng...
Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40 độ C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và biến chứng khác.
Cúm A thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp. Theo các chuyên gia, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính.
Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một số trường hợp cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là gây phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.
Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.
Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc
Cúm A thường lây lan với tốc độ nhanh, đặc biệt đối với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Trước tình trạng bệnh nhân cúm tăng bất thường thời điểm này. Để chủ động phòng chống cúm mùa, trong đó có cúm A, người dân cần thực hiện đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng phòng bệnh.
Mỗi ngày TP.HCM có trên 400 ca sốt xuất huyết nhập viện Ngày 9.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết trong ngày 7.7, TP có 453 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện và ngày 8.7 có 438 ca.Tính đến hết ngày 8.7, TP đang điều trị cho 1.568 ca SXH, trong đó 1.127 ca đang cư trú tại TP; 144 ca nặng; 15 ca đang thở máy xâm lấn, 6 ca đang lọc...