WHO khuyến cáo châu Âu đẩy nhanh tiêm vaccine và đeo khẩu trang trở lại
Trong bối cảnh dòng phụ của biến thể Omicron đang làm gia tăng số ca mắc COVID-19 ở châu Âu, các quốc gia cần phải đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine và tái áp đặt các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang để tránh phải triển khai các biện pháp nghiêm ngặt hơn khi mùa Thu và Đông đang đến gần.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là nhận định được Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge đưa ra trong cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn, Giám đốc Kluge cho biết số ca mắc mới COVID-19 đã gia tăng tại châu Âu trong thời gian gần đây. Khoảng gần 3 triệu ca mắc mới COVID-19 đã được ghi nhận tại châu Âu trong tuần qua, chiếm gần 50% trong tổng số ca mắc mới trên toàn cầu. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện đã tăng gấp đôi trong cùng giai đoạn và gần 3.000 người tử vong vì COVID-19 mỗi tuần.
Video đang HOT
Trước tình hình này, ông Kluge nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm mũi tăng cường thứ hai vaccine ngừa COVID-19 (mũi thứ tư) trước khi có các vaccine đặc hiệu đối với các biến thể. Ông cũng khuyến khích việc đeo khẩu trang và cải thiện hệ thống thông khí để tránh phải áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn như phong tỏa. Quan chức WHO đồng thời kêu gọi các quốc gia hành động ngay lập tức để tránh khiến hệ thống y tế bị “choáng ngợp” trước sự lây lan mạnh của BA.5 – biến thể phụ của Omicron.
Hiện BA.5 đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại Mỹ và khiến làn sóng dịch COVID-19 tăng trở lại ở một số nước châu Âu. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature, BA.5 có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 công nghệ RNA (bao gồm cả vaccine của Pfizer và Moderna) gấp 4 lần so với các biến thể phụ khác của Omicron là BA.1, BA.2, BA.3 và BA.4.
Theo Tiến sĩ Gregory Poland, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vaccine của Mayo Clinic, những người không tiêm vaccine có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khoảng 5 lần so với những người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường. Nguy cơ cần nhập viện điều trị và tử vong ở nhóm người này cũng cao hơn, lần lượt là 7,5 lần và 15 lần so với người đã tiêm chủng.
Châu Âu trở thành 'điểm nóng' của làn sóng lây nhiễm mới COVID-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), châu Âu đang là tâm điểm tái bùng phát dịch COVID-19 khi ngày càng nhiều người tham gia các sự kiện quy mô lớn và đi du lịch.
Các bệnh viện tại Đức thiếu nhân viên do số ca mắc COVID-19 tăng trở lại. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 6/7, Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết: "Chúng ta lại đang chứng kiến một làn sóng COVID-19 dữ dội hơn lan khắp châu Âu. Và nó cũng sẽ xảy ra ở những nơi khác nữa, như đã thấy tại Đông Nam Á và khu vực phía Đông Địa Trung Hải".
Nhìn chung, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng 30% trên toàn cầu trong hai tuần qua, với việc hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang hoành hành tại châu Âu và Mỹ. Cơ quan y tế này cũng đang theo dõi biến thể phụ mới là BA2.75 vừa được phát hiện ở Ấn Độ.
Tiến sĩ Ryan cho rằng làn sóng ở châu Âu trong mùa hè hiện nay là kết quả của việc người dân tham gia các hoạt động tập thể lớn và đi du lịch nhiều hơn,
Thông tin tích cực là làn sóng nhiễm bệnh mới chưa làm gia tăng số người nhập viện hay gia tăng số ca tử vong, nhờ hiệu quả bảo vệ của vacicne.
Tại Anh, tuần trước, giới chức y tế nước này đã báo cáo mức tăng 32% số ca mắc mới, đồng thời cho biết số bệnh nhân phải nhập viện điều trị đã tăng lên, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. Tuy hiện, tỷ lệ nhập viện hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với các đợt bùng phát trước đó. Ngoài ra, chiến dịch tiêm chủng rộng rãi cũng giúp giảm số ca tử vong do COVID-19.
WHO yêu cầu các quốc gia cần đảm bảo "bức tường miễn dịch", cung cấp các mũi tiêm tăng cường cho những người dễ bị tổn thương, cũng như duy trì các biện pháp giám sát và sử dụng thuốc kháng virus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng mặc dù mọi làn sóng tái bùng phát đều cần được đánh giá cẩn trọng, thì thế giới đang ở trạng thái chống dịch tốt hơn so với năm 2020, khi virus SARS-CoV-2 bắt đầu càn quét khắp thế giới.
"Chúng ta sẽ không trở thành con tin của virus như hai năm qua. Chúng ta đã nghiên cứu về nó và có những công cụ tốt hơn để chống lại nó", ông Tedros nhấn mạnh.
Thế giới đã ghi nhận trên 508 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 508.046.917 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.237.307 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân đã bình phục là 460.429.586 người, trong khi vẫn còn 41.380.024 bệnh nhân đang phải điều trị. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh: THX/ TTXVN...