WHO khuyến cáo bảo vệ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế khi tham gia chống dịch COVID-19.
Theo WHO, dựa trên các bằng chứng có sẵn, bệnh COVID-19 lây lan từ người mắc sang người lành thông qua tiếp xúc gần và các giọt nhỏ chứ không phải lây truyền qua đường không khí. Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất là những người tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19 hoặc người trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19.
Các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE (Personal Protective Equipment bao gồm: găng tay y tế, khẩu trang y tế, mặt nạ chuyên dụng, kính bảo hộ, áo choàng, tạp dề…) dùng cho nhân viên y tế là không thể thiếu khi tham gia chống dịch COVID-19 – WHO nhấn mạnh.
WHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong cộng đồng bao gồm:
- Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng cách sát trùng bằng cồn nếu không thấy tay bẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước nếu thấy tay bẩn;
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng;
- Thực hành vệ sinh hô hấp đúng cách bằng cách lấy khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng khăn giấy và bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác kín;
- Đeo khẩu trang y tế nếu có triệu chứng hô hấp và thực hiện vệ sinh tay ngay sau tháo bỏ khẩu trang;
- Duy trì khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1 m với những người có triệu chứng hô hấp.
Phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế là hết sức cần thiết khi tham gia chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, WHO khuyến cáo nhân viên y tế cần có thêm các biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa bị lây nhiễm.
Các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế tham gia chăm sóc bệnh nhân COVID-19 bao gồm sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE, điều này đòi hỏi phải có hoạt động cung ứng, huấn luyện cách sử dụng, cách tiêu huỷ sau khi sử dụng.
Video đang HOT
WHO cho rằng, ngăn chặn COVID-19 là khả thi và ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia.
Tuy nhiên theo WHO, tình trạng thiếu PPE đang khiến các bác sĩ, y tá và các nhân viên tuyến đầu khác rơi vào tình trạng nguy hiểm khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Ước tính mỗi tháng, các nhân viên y tế cần đến các trang thiết bị bảo hộ:
- 2,3 triệu khẩu trang N95;
- 89 triệu khẩu trang y tế;
- 30 triệu áo choàng chuyên dụng;
- 1,59 triệu kính bảo vệ;
- 76 triệu đôi găng tay y tế;
- 2,9 triệu lít dung dịch sát khuẩn tay.
Lê Nguyên
Theo SK&ĐS
Nỗ lực chống bệnh truyền nhiễm "kép"
Bệnh viện phổi Đồng Nai là một trong 4 cơ sở y tế của tỉnh có triển khai khu cách ly tập trung đối với những người nghi nhiễm bệnh Covid-19 hoặc theo dõi sức khỏe cho người đi về từ vùng dịch. Cùng lúc, tiếp nhận, theo dõi, 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là lao và Covid-19 cũng là một áp lực không nhỏ đối với bác sĩ, nhân viên y tế ở đây.
Bác sĩ Hoàng Thi Thơ, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện phổi Đồng Nai khám cho một bệnh nhân
Việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân lao, nhất là lao kháng thuốc, vốn đã vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức của bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện thì mùa dịch Covid-19 lại đặt lên vai những thầy thuốc ở đây thêm một trách nhiệm mới: lập khu cách ly và theo dõi sức khỏe của người về từ vùng dịch.
* "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai"
Môi trường làm việc nguy cơ lây nhiễm cao, vất vả và thu nhập thấp là nguyên nhân khiến cho Bệnh viện phổi Đồng Nai dù thiếu bác sĩ nhưng nhiều năm qua không thu hút được bác sĩ về làm việc.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, Giám đốc Bệnh viện phổi Đồng Nai cho biết, bệnh viện chỉ có 20 bác sĩ. Trong năm 2020, một số bác sĩ về hưu nên sự thiếu hụt nhân lực càng trầm trọng. Tuy nhiên đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện luôn vượt khó, nỗ lực trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bác sĩ Hoàng Thi Thơ, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện phổi Đồng Nai trải lòng, cách đây 25 năm, khi có ý định về công tác ở Bệnh viện phổi Đồng Nai, gia đình, bạn bè đều can ngăn vì lo ngại nguy cơ lây bệnh do thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao. Song bác sĩ Thơ vẫn không bỏ cuộc vì nghĩ, nếu ai cũng sợ như vậy thì ai sẽ chữa cho bệnh nhân lao. Nếu bệnh nhân lao không được chữa trị, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao.
Chính vì vậy, suốt ngần ấy năm gắn bó với bệnh nhân lao và làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhưng bác sĩ Thơ vẫn không nản lòng. Bởi hơn ai hết, bác sĩ Thơ hiểu và đồng cảm với bệnh nhân lao.
Tại Khoa Lao nam Bệnh viện phổi Đồng Nai, phần lớn là bệnh nhân bệnh nặng, nhiều người trong số này còn đồng nhiễm lao - HIV/AIDS hay lao kháng thuốc nên nguy cơ lây nhiễm lao rất cao. Thực tế, trong khoa đã từng có bác sĩ, nhân viên bị lây nhiễm lao rồi về lây cho người thân. Chính bác sĩ chữa lao cũng phải đi điều trị lao.
Bác sĩ Bùi Văn Thịnh, Trưởng khoa Lao nam tâm sự, mặc dù các bác sĩ, nhân viên trong khoa đều biết cách phòng ngừa nhưng trong quá trình cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân rất khó tránh khỏi các nguy cơ lây nhiễm. Vì những ca bệnh nặng, bệnh nhân bất ngờ ho rồi ói ra cả máu.
"Thật ra biết cách phòng tránh là không đáng ngại. Hơn ai hết bác sĩ phải làm gương cho bệnh nhân trong việc đeo khẩu trang để họ ý thức tránh lây nhiễm cho người khác. Công việc vất vả, độc hại là thế nhưng khi điều trị khỏi cho một ca bệnh lao, nhất là lao kháng thuốc, chúng tôi rất mừng khi thấy người bệnh được mạnh khỏe trở về và loại trừ được một mối lây truyền bệnh lao kháng thuốc cho xã hội. Nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, thì gian khổ sẽ dành phần ai" - bác sĩ Thịnh chia sẻ lý do gắn bó với công việc.
Qua gần 5 năm triển khai điều trị lao kháng thuốc, đến nay, Bệnh viện phổi Đồng Nai đã phát hiện và điều trị cho hơn 200 ca lao kháng thuốc có hiệu quả. Ông N.Đ.T. (ngụ xã An Viễn, H.Trảng Bom) bộc bạch, cách đây 1 tháng, sức khỏe của ông gần như suy kiệt vì bệnh lao kháng thuốc do điều trị không đúng cách, không tuân thủ phác đồ điều trị bệnh lao. Sau khi được đưa đến Bệnh viện phổi Đồng Nai chữa trị, nay bệnh tình đã tiến triển khá tốt, sức khỏe của ông hồi phục dần. "Nhờ các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện tận tình cứu chữa, nếu không tôi khó mà sống nổi" - ông T. nói.
Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm lao ở Bệnh viện phổi Đồng Nai đều nghèo, bệnh nặng và thậm chí bị người thân bỏ rơi. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị, các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện còn giúp đỡ, chăm sóc bệnh nhân như người nhà.
Là hộ lý, công việc thường xuyên của chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy là dọn dẹp, vệ sinh và hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Chị Thúy tâm sự, 5 năm qua, chị đã chăm sóc không ít những bệnh nhân bị đồng nhiễm lao - HIV/AIDS. Những bệnh nhân này do bị mất kháng thể nên thường bị các bệnh ngoài da, lở loét rất nặng.
"Đối với những bệnh nhân này, sức khỏe rất yếu, họ không tự chăm sóc bản thân. Gia đình đã bỏ họ, mình bỏ họ nữa thì bệnh nhân biết "bám víu" vào ai" - chị Thúy trải lòng.
Để tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện phổi Đồng Nai đã vận động bệnh nhân nhẹ về tuyến dưới hoặc về nhà điều trị. Hiện bệnh viện chỉ có gần 30 bệnh nhân lao các thể và 6 bệnh nhân lao kháng thuốc.
* Chống "kép" bệnh truyền nhiễm
Từ khi Việt Nam công bố dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện phổi Đồng Nai đã được giao thêm trách nhiệm thành lập khu cách ly tập trung và quản lý người từ vùng dịch về Đồng Nai.
Ngoài theo dõi sức khỏe cho những người đi về từ vùng dịch Covid-19, Bệnh viện phổi Đồng Nai còn quan tâm nấu những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho "khách" ở khu cách ly
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, Giám đốc Bệnh viện phổi Đồng Nai cho biết thêm, thực hiện yêu cầu của Sở Y tế, từ chiều 28 Tết Nguyên đán 2020, bệnh viện đã khẩn trương thành lập khu cách ly để đón một số người dân từ vùng dịch trở về. Thời điểm đó, mọi người đang chuẩn bị nghỉ Tết, nhưng trên tinh thần "chống dịch như chống giặc" và 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, chỉ trong vòng một đêm, bệnh viện đã hoàn thành được khu cách ly với đầy đủ tiện nghi cơ bản.
Tại khu cách ly của bệnh viện, ngoài những dụng cụ y tế dùng trong cách ly như: khẩu trang, nước sát trùng, áo bảo hộ thì bệnh viện còn trang bị những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày; cho lắp đặt wifi để những người cách ly tiện xem tin tức, giải trí, liên lạc với gia đình... Bệnh viện cũng cung cấp các suất ăn miễn phí cho "khách" - cách bệnh viện gọi những người về từ vùng dịch.
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Sung, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện phổi Đồng Nai - phụ trách khu vực cách ly tập trung cho hay, hiện có 25 người về từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang được cách ly tại bệnh viện. Qua kiểm tra y tế và đo nhiệt độ mỗi ngày, 25 người này đều có sức khỏe bình thường và hợp tác với các bác sĩ trong theo dõi tình hình sức khỏe.
"Thỉnh thoảng cũng có một số người tỏ ra khó chịu khi bị cách ly. Những lúc đó, chúng tôi phải ân cần giải thích việc làm này để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính bản thân họ, cũng như cho gia đình và cộng đồng... Sự chân thành của người thầy thuốc đã giúp nhiều người yên tâm cách ly" - bác sĩ Sung chia sẻ.
Trực chiến ở khu cách ly này, các bác sĩ, nhân viên luôn thường trực với quần áo chống dịch, khẩu trang, găng tay kín mít. Chị Trương Thị Cúc, một điều dưỡng chia sẻ: "Công việc ở khu cách ly không vất vả nhưng áp lực rất lớn khi nguy cơ lây nhiễm cao, diễn biến dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên rất may trong số người bị cách ly tại đây, chưa có ai bị nhiễm loại bệnh nguy hiểm này".
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và bệnh lao vẫn tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng... Điều này đặt ra cho bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện phổi Đồng Nai trọng trách rất lớn. Với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, những "chiến sĩ" áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện phổi Đồng Nai vẫn đang ngày đêm trực chiến và sẵn sàng tiếp nhận, theo dõi, cứu chữa các ca bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ra cộng đồng
Phương Liễu
Theo baodongnai
Nỗi lo từ nước rửa tay giả, kém chất lượng Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, rửa tay là việc mà chúng ta làm hàng ngày lại có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng sử dụng phải nước rửa tay giá, kém chất lượng, hiệu quả của việc phòng ngừa sẽ không còn nữa. Rửa...