WHO: Không tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba đến năm 2022
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/9 kêu gọi các nước dừng tiêm liều tăng cường (liều thứ ba) vaccine Covid-19 cho đến cuối năm nay, bởi hàng triệu người còn chưa tiêm liều đầu tiên.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Tôi sẽ không im lặng khi mà các hãng dược và quốc gia đang nắm nguồn cung vaccine nghĩ rằng nước thu nhập thấp nên hài lòng khi dùng lượng vaccine thừa lại”.
Phát biểu từ trụ sở WHO ở Geneva, ông Tedros kêu gọi các nước phát triển và nhà sản xuất ưu tiên liều vaccine thứ nhất cho nhân viên y tế cùng nhóm dân số dễ bị tổn thương ở các nước nghèo hơn, thay vì triển khai tiêm liều tăng cường.
“Chúng tôi không muốn thấy người khỏe mạnh, đã tiêm phòng đầy đủ, nhận thêm liều tăng cường”, ông Tedros nói.
Tháng trước, WHO cũng kêu gọi tạm hoãn tiêm liều ba cho đến cuối tháng 9 để giải quyết tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân phối vaccine giữa các nước giàu – nghèo. Đến ngày 8/9, ông Tedros nhận định tình trạng trên “đã có rất ít thay đổi”.
Video đang HOT
“Vì vậy, hôm nay tôi kêu gọi hoãn tiêm tăng cường cho đến cuối năm”, ông phát biểu.
Ông cho biết các nước phát triển đã hứa hẹn tặng hơn một tỷ liều vaccine cho những quốc gia thu nhập thấp, “song chưa đến 15% được phân phối”.
“Chúng tôi không cần thêm bất cứ lời hứa nào nữa. Chúng tôi chỉ cần vaccine”, người đứng đầu WHO nói.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ, tháng 1/2021. Ảnh: Reuters
Bất chấp khuyến nghị của WHO, nhiều quốc gia vẫn thảo luận về việc tiêm liều thứ ba, không chỉ cho những người dễ tổn thương mà cho toàn bộ dân số. Lý do đưa ra là biến thể Delta lây lan nhanh chóng có thể làm giảm tác dụng của vaccine.
WHO cho rằng liều bổ sung cần thiết với những người suy giảm miễn dịch, song đối với dân số khỏe mạnh và không bệnh nền, vaccine hiện có hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng nặng.
Kate OBrien, giám đốc chương trình vaccine của WHO, nhận định: “Không có bằng chứng thuyết phục để tiêm đại trà liều tăng cường”.
Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đặt hai mục tiêu: mỗi quốc gia tiêm chủng ít nhất 10% dân số từ nay đến cuối tháng 9 và 40% dân vào cuối năm. Tổ chức này kỳ vọng ít nhất 70% dân số thế giới được tiêm chủng vào giữa năm 2022.
Ông Tedros tỏ ra không hài lòng khi 90% nước phát triển đã đạt mục tiêu thứ nhất, hơn 70% đạt mục tiêu thứ hai và “không một nước thu nhập thấp nào hoàn thành cả hai mục tiêu trên”.
WHO quan ngại diễn biến dịch COVID-19 tại châu Âu
Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 gia tăng tại châu Âu trong 2 tuần qua trong khi tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại một số nước ở châu lục này là điều "rất đáng lo ngại".
Đây là nhận định do Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đưa ra trong cuộc họp báo ngày 30/8.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 18/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kluge cho biết có tới 33 quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc mới tăng hơn 10% trong 14 ngày qua và đây là mức cao rất đáng lo ngại. Theo ông, yếu tố dẫn tới số ca mắc và tử vong tăng cao là do nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch và hoạt động đi lại của người dân gia tăng. Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đã khiến hệ thống y tế của một số quốc gia châu Âu bắt đầu quá tải, dẫn đến số ca tử vong tăng. Trong khi đó, tiến độ tiêm chủng tại châu Âu có phần chững lại trong 6 tuần qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đồng thời đảm bảo công bằng trong tiêm chủng.
Liên quan việc tiêm mũi vaccine tăng cường, ông Kluge nhấn mạnh mũi tiêm này là để giúp những đối tượng dễ bị tổn thương nhất an toàn trước dịch COVID-19, chứ không phải là mũi tiêm "xa xỉ" lấy của những người vẫn đang chờ mũi tiêm đầu tiên.
Ông cũng lưu ý cần thận trọng khi thực hiện tiêm mũi tăng cường vì tới nay chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng mũi tiêm tăng cường sẽ giúp đảm bảo an toàn cho những người dễ bị tổn thương nhất và đã có nhiều nước triển khai chính sách này.
Quan chức WHO này đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu đang thừa vaccine chia sẻ chế phẩm này cho các quốc gia khác, trong đó có một số nước Đông Âu và châu Phi.
WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài Trưởng ban chỉ đạo kỹ thuật của WHO Maria Van Kerkhove khẳng định trong khoảng 4 tuần qua, lượng thông tin sai lệch dường như gia tăng đáng kể và gây hoang mang cho công chúng. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 25/8, quan chức cấp cao của Tổ...