WHO: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là trong phòng dịch COVID-19
Các loại vaccine phòng COVID-19 giúp giảm khoảng 40% nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định như trên ngày 24/11, đồng thời cảnh báo rằng mọi người không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà lơ là các biện pháp bảo vệ khác.
Người dân di chuyển trên phố ở Paris, Pháp ngày 17/6/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi những người đã tiêm phòng tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Ông lưu ý tuần trước, số ca mắc mới và tử vong ở châu Âu tiếp tục chiếm hơn 60% các ca trên toàn cầu. Biểu đồ số ca mắc đi lên theo hướng thẳng đứng tiếp tục gây áp lực lên các hệ thống y tế ở Lục địa già và đẩy các nhân viên y tế vào tình trạng kiệt sức.
Video đang HOT
WHO lo ngại về việc người dân lầm tưởng rằng đại dịch đã chấm dứt sau khi có vaccine và những người đã tiêm phòng nghĩ rằng không cần đề phòng nữa. Tổng giám đốc WHO khẳng định vaccine có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Các dữ liệu chỉ ra trước khi biến thể Delta xuất hiện, trung bình các loại vaccine giúp giảm khoảng 60% nguy cơ lây nhiễm và khi Delta xuất hiện thì tỷ lệ này giảm xuống còn 40%.
Hiện biến thể Delta đang là biến thể chủ yếu gây bệnh trên toàn thế giới, lấn át các biến thể khác và biến thể gốc. Theo kết quả phân tích chuỗi gene của 845.000 mẫu bệnh phẩm được thu thập trong 60 ngày gần nhất mà sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID thực hiện, có đến 99,8% là do biến thể Delta gây ra. Ông Tedros cho biết việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác. WHO một lần nữa kêu gọi mọi người kể cả khi đã tiêm phòng vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm và lây bệnh cho người khác.
WHO họp nhóm chuyên gia điều tra giai đoạn hai nguồn gốc Covid-19
Sau nhiều tháng hình thành, nhóm chuyên gia mới gồm 27 thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về điều tra nguồn gốc Covid-19 cuối cùng đã bắt tay vào việc.
Nhóm SAGA sẽ tiếp quản cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO (Ảnh: AFP).
Theo SCMP, nhóm Cố vấn khoa học về nguồn gốc các mầm bệnh mới (SAGO) gồm 27 chuyên gia được WHO lựa chọn từ khắp nơi trên thế giới hôm 23/11 đã lần đầu tiên nhóm họp, đánh dấu bước khởi đầu của kế hoạch mà Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi là "công việc quan trọng tại thời điểm bước ngoặt".
"Như quý vị đã biết, việc chính trị hóa nguồn gốc Covid-19 đã gây rào cản nghiêm trọng đối với cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch. Điều đó đặt cả thế giới trước mối rủi ro. Mục đích của nhóm là đưa trọng tâm vấn đề trở lại theo con đường khoa học.
WHO đang đứng trước áp lực điều tra nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, cuộc điều tra vướng tranh cãi sau khi nhóm chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu tới Vũ Hán, Trung Quốc vào đầu năm nay để điều tra và đưa ra 4 giả thuyết về nguồn gốc đại dịch.
Trọng tâm của những tranh cãi là liệu virus gây đại dịch Covid-19 có rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không - một giả thuyết mà Bắc Kinh nhiều lần phủ nhận. Nhóm chuyên gia ban đầu của WHO đã bác bỏ giả thuyết này, nhưng ông Tedros và các nhà khoa học khác kêu gọi cần điều tra kỹ càng hơn giả thuyết này cũng như các giả thuyết khác, bao gồm cả giả thuyết virus lây sang người từ động vật hoang dã. Các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, đã kêu gọi một cuộc điều tra kỹ càng về tất cả các giả thuyết.
Đến nay, hai năm trôi qua kể từ khi dịch bùng phát, giới khoa học càng khó lần ra manh mối như kháng thể trong máu của động vật hoặc người hơn. Trong bối cảnh đó, nhóm SAGO được giao nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị cho WHO về các bước tiếp theo cho các nghiên cứu về nguồn gốc virus.
Nhóm này gồm 27 thành viên, bao gồm các chuyên gia về virus học, dịch tễ học, sức khỏe động vật và an toàn sinh học, cùng các lĩnh vực khác. Được WHO lựa chọn từ hơn 700 người nộp đơn, các chuyên gia đến từ các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Kenya, Brazil...
Trưởng nhóm là nhà virus học Marietjie Venter của Đại học Pretoria của Nam Phi và phó nhóm là chuyên gia về môi trường và bệnh truyền nhiễm Jean-Claude Manuguerra của Viện Pasteur ở Pháp.
Cuộc họp ngày 23/11 chủ yếu là mang tính thủ tục và bao gồm các cuộc họp giao ban về các vấn đề khoa học và các cuộc họp với cố vấn pháp lý cũng như về việc tuân thủ, quản lý rủi ro và vấn đề đạo đức.
"Nhóm nhất trí họp thường xuyên và tập trung khẩn cấp vào việc nghiên cứu sự xuất hiện của các mầm bệnh mới, cũng như nhanh chóng đánh giá điều tra nguồn gốc của... virus gây bệnh Covid-19", WHO cho hay.
Canada phê duyệt đầy đủ vaccine của hãng Johnson & Johnson Ngày 24/11, hãng dược Johnson & Johnson của Mỹ cho biết Canada đã phê duyệt đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 của hãng này - loại vaccine 1 liều duy nhất được sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới...